Mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống cần thủ tục gì ?
28/03/2017 09:01Thưa luật sư! Tôi có thắc mắc sau xin nhờ luật sư tư vấn: em gái tôi lấy chồng Hàn Quốc, nay muốn về Việt Nam mở cửa hàng kinh doanh ăn uống cùng với gia đình nhà chồng tại Hải Dương. Vậy tôi xin hỏi nếu muốn mở nhà hàng kinh doanh thì cần những thủ tục, điều kiện gì, những khoản thuế sẽ phải chịu như thế nào và nếu bố mẹ chồng em gái tôi đứng tên có được không hay em gái tôi đứng tên thì tiện hơn? cảm ơn luật sư.
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất: Đối với kinh doanh cá thể cần có:
Hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh; nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh gồm:
+Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
+ Ngành, nghề kinh doanh;(ví dụ ngành nghề ăn uống có mã là 56)
+ Số vốn kinh doanh;
+ Họ, tên, số và ngày cấp giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.
2.2. Cơ quan có thẩm quyền cấp:
Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.
2.3.Thời hạn:
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
-Thủ tục xin giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Thứ hai: Thủ tục xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
2.3.1.Căn cứ vào Điều 3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quy định chi tiết tại Thông tư 26/2012/TT-BYT
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu 1 được ban hành kèm theo thông tư 26/2012/TT-BYT)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
+ Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành:
+Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.
2.3.2. Thẩm quyền:
- Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).
-Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận cho:
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;
+Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
+ Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
2.3.3.Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu có sai sót cơ quan cấp giấy sẽ ra trong báo bằng văn bản cho doanh nghiệp. Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được thong báo hồ sơ không hợp lệ mà doanh nghiệp không bổ sung sửa chửa thì cơ quan cấp giấy sẽ hủy hồ sơ.
- Sau khi thẩm định hồ sơ cơ quan cấp giấy sẽ tiến hành thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày tiếp theo. Đoàn thẩm định từ 5 – 9 người, riêng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ chỉ cần 3 – 5 người trong đó 2/3 là cán bộ là công tác chuyên môn về An toàn thực phẩm.
- Kết quả thẩm định: nếu không đạt cơ sở sẽ có thời gian 60 ngày để tiến hành khắc phục các tồn tại mà đoàn nêu trong biên bản thẩm định. Nếu đạt cơ sở sẽ nhân được giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày kể từ ngày thẩm định đạt.
2.3.4.Thời gian sử dụng Giấy chứng nhận:
-Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
-Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra cũng cần lưu ý xin thêm một số loại giấy tờ như:
– Xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu nếu có bán rượu trong nhà hàng.
– Xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá nếu có bán thuốc lá trong nhà hàng.
– Cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC nếu thuộc các trường hợp tại phụ lục 2, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
*Những khoản thuế sẽ phải chịu theo hình thức kinh doanh cá thể sẽ là:
Trường hợp bạn kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể thì sẽ đóng thuế theo hình thức khoán được quy định tại Luật quản lý thuế, gồm các loại:
Về thuế môn bài:
Được quy định tại thông tư 96/2002/TT-BTC
Về thuế Giá trị gia tăng:
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ, xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu; tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
-Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
-Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
-Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
-Hoạt động kinh doanh khác: 2%
Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu của hàng hóa, dịch vụ hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 12, Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ.
Về thuế Thu nhập cá nhân:
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính:
Bố mẹ chồng của em bạn cần chuẩn bị giấy tờ cơ bản như Hộ chiếu, xác nhận khả năng tài chính của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc của một Ngân hàng tại Việt Nam sau đó tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Nghĩa vụ thuế: Thuế VAT, Thu nhập doanh nghiêp, Môn bài, xuất - nhập khẩu nếu có. Nếu em của bạn đứng tên thì thực hiện các thủ tục như bình thường.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 19006281 để nghe Luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.