Hợp đồng giao dịch giữa các doanh nghiệp là cổ đông với nhau
27/12/2016 16:38
Chào luật sư,
Cho tôi hỏi trường hợp giao dịch có phải là người có liên quan như sau:
Công ty A đang sở hữu cổ phần tỷ lệ 15% và cử đại diện vốn là thành viên HĐQT tại Công ty B. Công ty A cũng sở hữu cổ phần tỷ lệ 22% và cử đại diện vốn là thành viên HĐQT tại Công ty C. Các đại diện vốn của Công ty A tại Công ty B và Công ty C cũng là người giữ chức vụ quản lý tại Công ty A (tổng giám đốc và chủ tịch Công ty A).
Công ty B dự định ký hợp đồng giao dịch với Công ty C có giá trị lớn hơn 35% tổng tài sản của Công ty B.
Hỏi:
1/ Công ty B tổ chức ĐHĐCĐ thông qua việc giao dịch với Công ty C, Công ty A là cổ đông của Công ty B có xem là người có liên quan đến Công ty C hay không và có được tham gia biểu quyết nội dung Công ty B ký hợp đồng giao dịch với Công ty C không?. Nếu Công ty A và Công ty C có liên quan thì theo điều khoản, quy định nào, tại sao?
2/ Trường hợp biên bản kiểm phiếu không loại trừ liên quan (nếu có) và Nghị quyết ĐHĐCĐ thông qua. Sau đó trong vòng 90 ngày có cổ đông kiện người có liên quan thì Công ty có thể kiểm phiếu lại có bao gồm loại trừ, nếu tỷ lệ biểu quyết sau loại trừ vẫn trên 65% thì Nghị quyết vẫn có hiệu lực không hay bị hủy? Nếu hủy thì Nghị quyết bị hủy toàn bộ hay chỉ hủy nội dung có kiểm phiếu loại trừ liên quan?
Xin chân thành cám ơn!(tranduycuongvn@...)
1. Công ty B tổ chức ĐHĐCĐ thông qua việc giao dịch với Công ty C, Công ty A là cổ đông của Công ty B có xem là người có liên quan đến Công ty C vì A là Cổ đông của Công ty B sở hữu 15% cổ phần và A cũng là cổ đông của Công ty C chiếm 22% cổ phần và được tham gia biểu quyết nội dung Công ty B ký hợp đồng giao dịch với Công ty C. Do đó, Công ty A và Công ty C có liên quan thì theo điểm b và c khoản 1 Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 là Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
2. căn cứ điều 147 Luật doanh nghiệp 2014 quy định quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết đại hội đồng cổ đông như sau: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật này;
2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.
Trường hợp biên bản kiểm phiếu không loại trừ liên quan (nếu có) và Nghị quyết ĐHĐCĐ thông qua. Sau đó trong vòng 90 ngày có cổ đông kiện người có liên quan thì Công ty có thể kiểm phiếu lại có bao gồm loại trừ, nếu tỷ lệ biểu quyết sau loại trừ vẫn trên 65% thì Nghị quyết vẫn có hiệu lực nhưng sẽ Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông khi yêu càu hủy là chính đáng
Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình giải quyết việc này. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng:
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.