Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

19006281

Hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

28/03/2017 09:06
Câu hỏi:

Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
b) Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;
c) Cải chính công khai;
d) Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;
đ) Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
2. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền xử phạt tiến hành phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Chính phủ quy định cụ thể mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định của Luật cạnh tranh.
Thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

1. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có các quyền hạn sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật cạnh tranh;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

d) Áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3 Điều 117 của Luật cạnh tranh;

đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

e) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật cạnh tranh.

2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 117 và khoản 2 Điều 118 của Luật cạnh tranh.

3. Các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Xử lý đối với vi phạm của cán bộ, công chức nhà nước

Cán bộ, công chức nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật, nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi hành, không khởi kiện ra Toà án theo quy định tại Mục 7 Chương này thì bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.

2. Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định số 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam Nghị định số 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Thông tư 33/2010/TT-BCA Quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Thông tư 33/2010/TT-BCA Quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
Nghị định 63/2015/NĐ-CP Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu Nghị định 63/2015/NĐ-CP Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Nghị định số 118/2015/NĐ_CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư về việc áp dụng, kiểm soát, công bố điều kiện đầu tư kinh doanh Nghị định số 118/2015/NĐ_CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư về việc áp dụng, kiểm soát, công bố điều kiện đầu tư kinh doanh
Nghị định 46/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng Nghị định 46/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng
Nghị định 114/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế Nghị định 114/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
Nghị định 116/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần Nghị định 116/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
Nghị định 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại Nghị định 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
Nghị định 19/VBHN-BCT Quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện Nghị định 19/VBHN-BCT Quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Luật phá sản năm 2004 Luật phá sản năm 2004
Nghị định 30/2014/NĐ-CP Về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển Nghị định 30/2014/NĐ-CP Về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
Nghị định 59/2011/NĐ-CP Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần Nghị định 59/2011/NĐ-CP Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
Nghị định 106/2015/NĐ-CP Về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ Nghị định 106/2015/NĐ-CP Về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu
Nghị định 158/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa Nghị định 158/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
Nghị định 66/2008/NĐ-CP Về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Nghị định 66/2008/NĐ-CP Về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Nghị định số 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công Nghị định số 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công
Nghị định 165/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 28/2005/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam Nghị định 165/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 28/2005/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam