Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

19006281

Đóng phí công đoàn có bắt buộc?

21/07/2017 11:31
Câu hỏi:

Đóng phí công đoàn có bắt buộc ? Doanh nghiệp của tôi thành lập năm 2010 ở quận 1, đến đầu năm 2012 mới chuyển về quận 3 hoạt động. Mới đây, LĐLĐ Quận 3 có đến văn phòng công ty trao đổi về việc thành lập công đoàn cơ sở đối với doanh nghiệp và yêu cầu chúng tôi phải đóng kinh phí công đoàn từ thời điểm 2013. Luật sư cho tôi hỏi phí công đoàn từ năm 2013 phục vụ cho công tác gì? Tại sao bây giờ LĐLĐ mới trao đổi về việc thu phí? Hơn nữa, do quá trình mưa bão, giấy tờ và hồ sơ lưu của công ty không còn thì có gặp khó khăn gì không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

Việc Liên đoàn lao động quận 3 yêu cầu Công ty Anh/Chị phải đóng kinh phí công đoàn từ thời điểm 2013 là có cơ sở pháp lý theo Luật Công đoàn 2012 và Nghị định 191/2013 về tài chính công đoàn. Theo đó, khoản 4, Điều 4, NĐ 191/2013 quy định đối tượng đóng kinh phí công đoàn là "4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư." . Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí theo quy định tại Điều 5, NĐ 191/2013 như sau: "Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."

" Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động."

Theo đó pháp luật chỉ quy định những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế, hoạt động theo luật doanh nghiệp thì phải đóng phí công đoàn mà không có sự ngoại trừ dành cho các doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn, do đó việc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu công ty bạn đóng phí công đoàn là đúng.

Đối với các doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đóng phí công đoàn được quy định trong nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

“ Điều 24c. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn

1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;

b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Thời điểm tính kinh phí này là thời điểm Luật công đoàn 2012 có hiệu lực căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, NĐ 191/2013: "1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2014. Riêng quy định về mức đóng phí công đoàn tại Điều 5 Nghị định này được thực hiện từ ngày Luật công đoàn có hiệu lực thi hành.". Thời điểm Luật Công đoàn 2012 có hiệu lực là ngày 1/1/2013. Theo đó bên Liên đoàn lao động truy thu phí công đoàn của bên bạn từ năm 2013 là đúng vì luật công đoàn 2012 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2013. Do công ty Anh/Chị chưa thành lập công đoàn nên phí công đoàn được thu sẽ nộp được nộp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Trong trường hợp công tyAnh/Chị đã mất hồ sơ lưu về nhân sự thì có thể căn cứ trên các giấy tờ lưu về tài chính, kế toán về việc trả lương hoặc đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính phí công đoàn bị truy thu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Đóng phí công đoàn có bắt buộc?”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.

Trân trọng!

Nghị định 39/2009/NĐ-CP Về vật liệu nổ công nghiệp Nghị định 39/2009/NĐ-CP Về vật liệu nổ công nghiệp
Nghị định 52/2013/NĐ-CP Về thương mại điện tử Nghị định 52/2013/NĐ-CP Về thương mại điện tử
Nghị định 89/2006/NĐ-CP Về nhãn hàng hóa Nghị định 89/2006/NĐ-CP Về nhãn hàng hóa
Thông tư 37/2016/TT-BTC Quy định lãi suất cho vay của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Thông tư 37/2016/TT-BTC Quy định lãi suất cho vay của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
Nghị định 63/2015/NĐ-CP Quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu Nghị định 63/2015/NĐ-CP Quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Nghị định 54/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 39/2009/NĐ-CP Về vật liệu nổ công nghiệp Nghị định 54/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 39/2009/NĐ-CP Về vật liệu nổ công nghiệp
Nghị định 69/2014/NĐ-CP Về tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước Nghị định 69/2014/NĐ-CP Về tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước
Nghị định 78/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 30/2007/NĐ-CP Về kinh doanh sổ xố Nghị định 78/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 30/2007/NĐ-CP Về kinh doanh sổ xố
Nghị định 210/2013/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn Nghị định 210/2013/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn
Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định của Luật phá sản năm 2014 Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định của Luật phá sản năm 2014
Nghị định 194/2013/NĐ-CP Về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Nghị định 194/2013/NĐ-CP Về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích kinh doanh Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích kinh doanh
Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005
Nghị định 22/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản Nghị định 22/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
Nghị định 165/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 28/2005/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam Nghị định 165/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 28/2005/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam
Nghị định 115/2014/NĐ-CP Quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước Nghị định 115/2014/NĐ-CP Quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước
Nghị định 164/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế Nghị định 164/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
Nghị định 91/2015/NĐ-CP Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp Nghị định 91/2015/NĐ-CP Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng