Xử lý trường hợp gian dối trong mua bán đất
27/07/2017 10:24Xử lý trường hợp gian dối trong mua bán đất ? Ngày 13/5/2016 tôi đã liên lạc với bà H hỏi mua lô đất đó và hẹn gặp tôi tại lô đất bên cạnh nhà ông T và nói muốn bán với giá 1.150.000.000đ, lô đất có số 151, tôi đã đồng ý mua và đặt cọc trước 50.000.000đ. Ngày 16/5/2016 tôi và bà H đã đến văn phòng công chứng làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và được công chứng tại đây. Sau khi xong tôi đã chuyển nốt số tiền còn lại cho bà H, số tiền là 1.100.000.000đ. Tôi đi làm cấp phép thi công xây dựng và được phòng Quản lý đô thị thành phố xuống giao đất thi công và lô đất đó không phải lô đất bà H đã chỉ mà là lô đất cách đó 8m mới là lô số 151, lô đất này có đường chính diện đâm vào nhà. Từ những sự việc trên, có thể khẳng định bà H đã gian dối khi chỉ cho tôi lô đất số 148 lại nói đây là lô đất số 151 của mình. Bà H đã gặp chồng tôi để thương lượng và đã trả lại cho chồng tôi 120.000.000 ( Một trăm hai mươi triệu đồng ) và chồng tôi đã viết giấy cam kết không kiện bà H nữa. Vậy tôi có kiện được bà H không và tôi phải làm gì bây giờ, rất mong được sự tư vấn sớm nhất của luật sư.
Công ty Luật Bảo Chính sẽ tư vấn cho bạn về vấn đề: “Xử lý trường hợp gian dối trong mua bán đất ?” như sau:
Căn cứ Điều 52 luật công chứng năm 2014:
"Điều 52. Người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật."
Tức là, trong trường hợp này bạn chứng minh được sự vô hiệu của hợp đồng chuyển nhượng do bị lừa dối theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015 thì bạn được đề nghị toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng đó là vô hiệu:
"Điều 127: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép:
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình."
Điều 131: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu :
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định."
Căn cứ vào điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu, bà A phải hoàn lại số tiền đã nhận của bạn,bạn trả lại đất cho bà A. Ngoài ra bà A phải bồi thường thêm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm bán so với thời điểm toà xét xử. Khoản tiền đó sẽ được toà án quy định dựa trên mức định giá đất của UBND tỉnh B so với giá đất thị trường.
Trên đây là tư vấn của Công ty luật Bảo Chính về : “Xử lý trường hợp gian dối trong mua bán đất ?”. Cho bạn nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý bạn vui lòng gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.