Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở.

08/05/2017 11:21
Câu hỏi:

Xin hỏi luật sư khoảng năm 1940 đến năm 1983 gia đình tôi có thuê 1 căn nhà để buôn bán và đóng tiền thuê hàng tháng đầy đủ. Đến tháng 12 năm 1983 chủ nhà (bên A) đã làm giấy ủy quyền cho gia đình tôi nhưng trên thực tế là mua bán. Trong nội dung giấy ủy quyền có nội dung là "được ở không được bán cho ai" vì thời điểm đó nhà nước cấm mua bán nhà đất nên phải ghi câu đó. Năm 1988 gia đình tôi được nhà nước cho đóng trước bạ sang tên. Tuy nhiên vì thiếu hồ sơ gốc nên chưa được cấp giấy và đến năm 2004 gia đình tôi lại được hội đồng xét duyệt cho cấp giấy CNQSDĐ, lại một lần nữa gia đình tôi chưa được cấp giấy vì thiếu hồ sơ gốc. Đến năm 2008 chủ nhà cũ làm đơn kiện lên Tòa án cấp huyện để đòi lại nhà đất, sau đó vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nên được chuyển lên Tòa án tỉnh xử sơ thẩm ( năm 1983 vợ của A đi nước ngoài theo diện đoàn tụ gia đình) vì lý do có yếu tố nước ngoài nên Tòa án cấp tỉnh thụ lý đơn. Qua 3 lần hòa giải không thành thì vào ngày 26/11/2015 Tòa án tổ chức xét xử sơ thẩm và gia đình tôi thắng kiện ( Tòa án căn cứ vào Điều 256 BLDS, điều 56,131,141,142, khoản 1 Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự, Quyết định 111/CP ngày 14/4/1977 để áp dụng. Tuy nhiên bên A đã kháng cáo lên Tòa án cấp cao. Vậy Luật sư cho hỏi:
1) Trường hợp trên có thuộc quyền của Tòa án cấp tỉnh xét xử không?
2) Nếu thuộc quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì theo bản án thì Tòa án có áp dụng đúng Luật định không?
3) Nếu đúng thì khi lên Tòa án cấp cao thì Tòa án cấp cao sẽ xét xử như thế nào?

Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính.
Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:

Thứ nhất về vấn đề thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Thời điểm nộp hồ sơ khởi kiện là năm 2008 căn cứ áp dụng Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 để xác định thẩm quyền.

“1. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều 33 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 Điều 33 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 33 của Bộ luật này.

2. Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 33 của Bộ luật này mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.”

Trong đó, khoản 3 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định như sau: “3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.”

Khoản 3 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 được hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP như sau:

“1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:

a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự…

…5. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án

a) Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS; được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.

b) Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.”

Như vậy, căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.

Thứ hai về bản án có Tòa án nhân dân cấp tỉnh có áp dụng đúng quy định pháp luật hay không?

Căn cứ Điều 256 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.”

Như vậy, chủ cũ của ngôi nhà bạn đang chiếm hữu, sử dụng không có quyền đòi lại tài sản nếu trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự 2005. Khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:

“1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

Bạn là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình liên tục công khai trong thời hạn 30 năm đối với bất động sản thì có quyền đối với bất động sản đó, nên chủ sở hữu hợp pháp của ngôi nhà không có quyền đòi lại tài sản căn cứ Điều 256 Bộ luật dân sự 2005.

Tuy nhiên, năm 2008 là thời điểm chủ sở hữu của ngôi nhà gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Nên thời gian mà bạn chiếm hữu sử dụng liên tục ngay tình công khai tài sản là 25 năm( từ năm 1983 đến 2008) nếu như thế bạn không trường hợp xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự 2005.

Vì vậy, Tòa án đã xác định sai về thời gian chiếm hữu sử dụng tài sản của bạn. Khi đó, bên A hoàn toàn có quyền làm thủ tục kháng cáo lên Tòa án nhân dân cấp cao. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng cáo sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Hiện tại thời hạn kháng cáo được áp dụng theo quy định tại Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.

3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.”

Sau khi nhận đơn kháng cáo, Tòa án sẽ kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo. Trong trường hợp quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng. Việc kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn quy định tại Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Sau khi xem xét đơn kháng cáo, Tòa án có thể trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:

- Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;

- Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều này.

- Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

Nếu không thuộc các trường hợp trên, đơn kháng cáo được Tòa án thụ lý thì Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm. Trình tự, thủ tục phiên tòa xét xử phúc thẩm thực hiện theo pháp luật tố tụng dân sự.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định số 88/2009/NĐ-CP Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nghị định số 88/2009/NĐ-CP Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nghị định 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở Nghị định 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở
Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định việc quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển; việc sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đổi công ty, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định việc quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển; việc sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đổi công ty, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;
Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở. Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở.
Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Thông tư 37/2014/TT-BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Thông tư 37/2014/TT-BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
Nghị định 152/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch Nghị định 152/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch
Nghị định 104/2014/NĐ-CP Quy định về khung giá đất Nghị định 104/2014/NĐ-CP Quy định về khung giá đất
Luật số 63/2006/QH11 Kinh doanh bất động sản Luật số 63/2006/QH11 Kinh doanh bất động sản
Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định 39/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị Nghị định 39/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
Nghị quyết 134/2016/QH13 Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia Nghị quyết 134/2016/QH13 Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia
Nghị định 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp Nghị định 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 Về thu tiền sử dụng đất. Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 Về thu tiền sử dụng đất.
Luật Đất đai 2013 Luật Đất đai 2013
Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014  Quy định về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 Quy định về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Nghị định số 105/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định số 105/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.