Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Xác định người sử dụng đất hợp pháp trong tranh chấp đất đai và hướng giải quyết

07/04/2017 10:33
Câu hỏi:

Kính chào Luật sư!
Tôi có một vấn đề như sau: Năm 1993, Ông H làm đơn đòi lại một phần đất bà D đang sử dụng, với lý do là năm 1972, ông A (bố đẻ Bà D) khi còn sống đã viết giấy cho ông H 1.200 m2. Tuy nhiên trên tờ cho đất chỉ có chữ ký của ông A và không có xác nhận của chính quyền. Năm 1994, ông X, Chủ tịch UBND phường M, ra quyết định buộc gia đình bà D phải trả lại phần đất này cho ông H.
Vụ việc tranh chấp này vẫn tiếp tục kéo dài, đến năm 2011, Chủ tịch UBND tỉnh N ra quyết định buộc bà D trả lại phần đất 1.200 m2 đang tranh chấp cho ông H. Tiếp đó, năm 2012, UBND huyện N đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối với diện tích đất này cho ông H và tiến hành cưỡng chế giao 1.200 m2 đất bà D đang sử dụng cho ông H. Năm 2015, ông H đã chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất này cho người khác. Trước đó, ngày 19/05/1997, Công an tỉnh N đã kết luận chữ ký trong giấy tờ nhượng đất năm 1972 mà ông H xuất trình không phải do ông A ký (Căn cứ việc giám định chữ ký). Hiện người đang sử dụng phần đất tranh chấp là ông T (nhận chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất của ông H) đã có GCNQSDĐ. Gia đình bà D trong 20 năm qua không có chỗ ở phải đi ở thuê và tiếp tục khiếu kiện đòi trả lại đất. Hỏi:
1. Trong vụ việc này, ai là người sử dụng đất hợp pháp? Vì sao?
2. Hãy bình luận về những việc làm của các cấp chính quyền tỉnh N?
3. Vụ việc này sẽ được giải quyết như thế nào theo đúng quy định của pháp luật?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau:

1. Trong vụ việc này, ai là người sử dụng đất hợp pháp? Vì sao?

Để xem xét ai là người sử dụng đất hợp hợp pháp thì cần xem xét đến các vấn đề sau:

- Nguồn gốc của mảnh đất:

Năm 1993, Ông H làm đơn đòi lại một phần đất bà D đang sử dụng, với lý do là năm 1972, ông A (bố đẻ Bà D) khi còn sống đã viết giấy cho ông H 1.200 m2. Tuy nhiên trên tờ cho đất chỉ có chữ ký của ông A và không có xác nhận của chính quyền. Ngoài ra, ngày 19/05/1997, Công an tỉnh N đã kết luận chữ ký trong giấy tờ nhượng đất năm 1972 mà ông H xuất trình không phải do ông A ký (Căn cứ việc giám định chữ ký).

Theo đó tờ giấy cho ông H đất có chữ ký của ông A là không hợp pháp nên ông H không phải là chủ sử dụng đất hợp pháp.

Vì bà D là con đẻ của ông A nên khi ông A chết thì bà D có quyền thừa kế đối với mảnh đất 1.200 m2. Do vậy trong trường hợp theo quy định về thừa kế của bộ luật dân sự năm 2005 thì bà D là người thừa kế hợp pháp nên là chủ sử dụng đất hợp pháp.

2. Hãy bình luận về những việc làm của các cấp chính quyền tỉnh N?

Mặc dù giấy cho đất giữa ông a và ông H không có xác nhận của chính quyền mà năm 1994, ông X, Chủ tịch UBND phường M lại ra quyết định buộc gia đình bà D phải trả lại phần đất này cho ông H. Vụ việc tranh chấp này vẫn tiếp tục kéo dài, đến năm 2011, Chủ tịch UBND tỉnh N ra quyết định buộc bà D trả lại phần đất 1.200 m2 đang tranh chấp cho ông H. Tiếp đó, năm 2012, UBND huyện N đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối với diện tích đất này cho ông H và tiến hành cưỡng chế giao 1.200 m2 đất bà D đang sử dụng cho ông H. Trước đó, ngày 19/05/1997, Công an tỉnh N đã kết luận chữ ký trong giấy tờ nhượng đất năm 1972 mà ông H xuất trình không phải do ông A ký. (Căn cứ việc giám định chữ ký). Việc này của các cấp chính quyền tỉnh N là chưa hợp lý vì chưa có đủ căn cứ cho rằng mảnh đất này thuộc về ông H mà chính quyền lại giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H.

Do đó bà D có quyền khởi kiện các cấp chính quyền tỉnh N vì giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng pháp luật.

3. Vụ việc này sẽ được giải quyết như thế nào theo đúng quy định của pháp luật?

Năm 2015, ông H đã chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất này cho người khác. Hiện người đang sử dụng phần đất tranh chấp là ông T (nhận chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất của ông H) đã có GCNQSDĐ. Gia đình bà D trong 20 năm qua không có chỗ ở phải đi ở thuê và tiếp tục khiếu kiện đòi trả lại đất.

Vì việc chính quyền cấp đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H là trái pháp luật nên việc ông H chuyển nhượng lại quyền sử dụng dất cho ông T là không hợp pháp. Do đó GCNQSDĐ của ông H và ông T là trái pháp luật.

Như vậy, bà D có quyền khởi kiện ra tòa án yêu cầu tòa giải quyết và kết quả gia đình bà D có lấy lại đất hay không sẽ do tòa án giải quyết sau khi điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh mảnh đất đó thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn.

Thủ tục khởi kiện:

Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Quyền khởi kiện vụ án.

"Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình".

Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

"Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án".

Bạn cần thực hiện đúng theo quy định pháp luật về hình thức và nội dung đơn khởi kiện. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bạn. Trường hợp vì lý do khách quan mà không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp. Bạn bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Vấn đề gửi đơn khởi kiện đến Tòa án tại Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

"Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

2. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.

3. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.

4. Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này".

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

"Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết".

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.

Công ty luật Bảo Chính!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 188/2013/NĐ-CP Về phát triển và quản lý nhà ở xã hội Nghị định 188/2013/NĐ-CP Về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
Luật số 63/2006/QH11 Kinh doanh bất động sản Luật số 63/2006/QH11 Kinh doanh bất động sản
Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà... Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất.
Nghị định 46/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền thuê đất,  thuê mặt nước Nghị định 46/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
Nghị định 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở Nghị định 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở
Luật số 65/2014/QH13 Quy định về Nhà ở Luật số 65/2014/QH13 Quy định về Nhà ở
Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghị định 23/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2011/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ Nghị định 23/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2011/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ
Nghị định 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp Nghị định 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
Nghị định 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú Nghị định 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú
Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất
Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định 152/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch Nghị định 152/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch