Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Tự ý sang tên sổ đỏ khi không được sự đồng ý của chủ sở hữu

05/05/2017 10:37
Câu hỏi:

Tôi đang có một số vấn đề về thừa kế quyền sử dụng đất ở rất mong được luật sư giải đáp giúp.Xin cảm ơn luật sư nhiều.
Gia đình chồng tôi có hai anh em trai. Anh trai chồng tôi đã có vợ con và làm nhà riêng trên mảnh đất của bố mẹ chồng tôi từ năm 1990 .Vợ chồng tôi đến cuối năm 1992 mới cưới nhau và đến 1997 mới có điều kiện làm nhà Khi đó bố chồng tôi còn sống và ông đã cùng với người anh trai chồng đồng ý chỉ đất cho chúng tôi được làm nhà trên một mảnh vườn nằm trong diện tích đất của cả gia đình .
Bố chồng tôi mất năm 2001 nhưng trước đó năm 1998 khi bố chồng tôi vẫn còn sống anh trai của chồng tôi lúc đó đang làm chủ tịch xã đã tự ý làm bìa đỏ toàn bộ diên tích đất mà lẽ ra đang thuộc quyền sở hữu của bố mẹ chồng tôi,( trong đó bao gồm cả phần đất mà vợ chồng tôi đã được bố chồng cho làm nhà và chúng tôi đang sống ở đó)mang tên một mình anh ấy mà có lẽ bố chồng tôi cũng không biết điều này.
Đã nhiều lần chúng tôi đề nghi được tách ra làm bìa đỏ phần đất ông bà đã cho mình làm nhà ở mang tên vợ chồng tôi để chúng tôi đóng thuế đất ở nhưng anh trai chồng tôi không nghe anh ấy bảo không đáng mấy cứ để anhấy đóng cả cũng được.Nhưng đến năm 2015 khi nhà nước có chủ trương cấp bìa đỏ đồng loạt cho các hộ gia đình vợ chồng tôi lại yêu cầu được tách ra làm bìa đỏ riêng mang tên mình thì anh ấy lại nói bìa đỏ đã mang tên tao ,tao muốn chia thế nào thì chia.
Vậy tôi muốn hỏi luật sư là bìa đỏ đất mà anh trai chồng tôi đã làm trong hoàn cảnh đó có hiệu lực không? Có đúng pháp luật không?
Vợ chồng tôi muốn được hưởng thừa kế , muốn được làm bìa đỏ thửa đất chúng tôi đang ở do bố mẹ chồng đã cho thì chúng tôi phải làm những thủ tục gì?
Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.

Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Trước hết, về vấn đề khai nhận di sản thừa kế: Vì trước khi mất bố chồng chị không để lại di chúc nên người thừa kế là người thừa kế theo pháp luật và được xác định theo Điều 676 Bộ luật Dân sự, bao gồm:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, nếu quyền sử dụng đất là di sản bố chồng chị để lại thì người có quyền khai nhận đối với di sản đó trước hết phải là anh chồng và chồng chị. Về thẩm quyền khai nhận di sản thừa kế là tổ chức công chứng trên địa bàn nơi có bất động sản được quy định tại Luật Công chứng 2014. Như vậy, anh chồng và chồng chị đều phải đến tổ chức công chứng nơi có quyền sử dụng đất mà gia đình chị khai nhận để lập và ký văn bản thừa kế.

Sau đó, gia đình chị phải công chứng văn bản khai nhận di sản, theo khoản 2 Điều 57 Luật công chứng 2014 về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế quy định như sau:

“Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc”.

Các bước khai nhận di sản thừa kế bao gồm:

Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản

Trình tự thực hiện:

- Những người được hưởng di sản thừa liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản.

- Niêm yết công khai thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND phường, xã nơi có di sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 30 ngày.

- Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.

Thành phần hồ sơ:

1. Hồ sơ pháp lý của những người được hưởng thừa kế gồm:

- CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người.

- Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao).

- Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng người để lại di sản (bản chính kèm bản sao)

- Hợp đồng ủy quyền (bản chính kèm bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện).

- Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.

2. Hồ sơ pháp lý của người để lại thừa kế như:

- Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).

- Di chúc (nếu có)

3. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm bản sao);

Bước 2: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính

Trình tự thực hiện: Người được hưởng di sản liên hệ Chi cục thuế quận, huyện nơi có di sản làm thủ tục đóng thuế và phí trước bạ.

Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo quy định tại Điều 99 Luật Đất đai 2013 về những trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

“1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Và theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất, như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;”

Theo căn cứ trên và theo như thông tin chị cung cấp đó là: Năm 1998, khi anh chồng chị đang làm chủ tịch xã đã tự ý làm bìa đỏ toàn bộ diên tích đất mà lẽ ra đang thuộc quyền sở hữu của bố mẹ chồng chị trong đó bao gồm cả phần đất mà vợ chồng chị đã được bố chồng cho làm nhà và gia đình chị đang sống ở đó mang tên một mình anh chồng mà có lẽ bố chồng cũng không biết điều này. Nhưng đến năm 2001 bố chồng chị mất, do bố chồng chị không để lại di chúc thừa kế về mảnh đất và cũng không hề hay biết việc làm của anh chồng chị nên việc anh chồng chị tự ý làm sổ đỏ mang tên mình trên toàn bộ mảnh đất đang thuộc quyền sở hữu của bố mẹ chồng chị là sai. Vì lúc đó bố chồng chị đang còn sống, mảnh đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bố mẹ chồng chị và bố mẹ chồng cũng không đồng ý tặng cho anh trai chị mảnh đất đó và trước khi mất, bố chồng chị cũng không để lại di chúc hay giấy tờ gì về quyền thừa kế mảnh đất cho anh chồng chị nên việc anh chồng chị tự ý làm sổ đỏ mang tên mình là không hợp pháp, không có hiệu lực pháp luật.

Về quyền muốn được hưởng thừa kế: Vì bố chồng chị trước khi mất không để lại di chúc nên di sản bố chồng chị để lại phải được chia theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật dân sự quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

“Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế”.

Ở đây, anh chồng chị và chồng chị thuộc hàng thừa kế thứ nhất và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Và toàn bộ mảnh đất của bố mẹ chồng chị để lại sẽ được chia làm đôi cho 2 anh em và phải xin cấp lại sổ đỏ trên phần diện tích mới được chia.

Về trình tự, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi có mảnh đất;

Bước 2: Thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế và lệ phí);

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Về hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:

- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);

- Giấy tờ chứng minh việc quản lý sử dụng ổn định mảnh đất;

- Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (nếu có);

- CMTND, Hộ khẩu thường trú của người sử dụng đất;

- Văn bản uỷ quyền nộp hồ sơ hoặc nhận Giấy chứng nhận (nếu có).

- Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chị cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng trình tự thủ tục trên.
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 97/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam Nghị định 97/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam
Nghị định 84/2013/NĐ-CP Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư Nghị định 84/2013/NĐ-CP Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư
Nghị định 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở Nghị định 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở
Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà... Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Luật Đất đai 2013 Luật Đất đai 2013
Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông tư 30/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. Thông tư 30/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Thông tư 37/2014/TT-BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Thông tư 37/2014/TT-BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất
Nghị định 34/2013/NĐ-CP Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Nghị định 34/2013/NĐ-CP Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị
Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005 Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005
Luật đất đai năm 2003 Luật đất đai năm 2003
Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định  số 31/2014/NĐ-CP quy định  chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú
Nghị định 46/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền thuê đất,  thuê mặt nước Nghị định 46/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Nghị định 152/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch Nghị định 152/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch
Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 Về thu tiền sử dụng đất. Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 Về thu tiền sử dụng đất.
Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội