Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất bị xử phạt như thế nào?
27/04/2017 09:25
Tôi có trường hợp xin được tư vấn trong lĩnh vực vi phạm hành chính về đất đai như sau:
Ông A có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó có 1 thửa lúa chuyển nhượng cho ông B (nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Nay ông B tự ý đào đất xây bờ kè.
Ủy ban nhân dân (UBND) xã tiến hành lập biên bản xử phạt đối với ông A theo khoản 2 Điều 12 và ông B là điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 102/2014/NĐ-CP có đúng không?
Xin cảm ơn!
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
* Trước hết, đối với ông A
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các trường hợp biến động đất đai quy định tại các Điểm a, b, h, i, k và l Khoản 4 Điều 95 của Luật Đất đai nhưng không thực hiện đăng ký biến động theo quy định”.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp phải đăng ký biến động đất:
“4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
...
h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề...”
Trong trường hợp trên, ông A có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó có 1 thửa lúa chuyển nhượng cho ông B nên thuộc trường hợp phải đăng ký biến động đất đai theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 45 Luật đất đai 2013. Tuy nhiên hai bên lại chưa làm thủ tục chuyển nhượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên UBND xã xử phạt ông A theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP là hoàn toàn hợp pháp.
* Đối với ông B
Điều 13 Luật đất đai 2013 quy định:
“1. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản;
b) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác;
c) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở…”.
Trong trường bạn nói ở trên, do hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông A và ông B chưa làm thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho nên thửa lúa đó vẫn thuộc quyền quản lý và sử dụng của ông A. Việc ông B tự ý đào đất xây bờ kè (mặc dù được sự cho phép của ông A) là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Do đó, ông B sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép:
“2. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 05 héc ta…”.
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn.Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.