Tư vấn về giao dịch dân sự: Giao dịch giả tạo và giao dịch thực chất
10/04/2017 16:22A bán cho B một căn nhà, các bên thỏa thuận giá trị của ngôi nhà là 2.000.000.000 đồng. Nhưng hai bên đã lập một hợp đồng trong đó chỉ ghi giá trị của ngôi nhà là 1.000.000.000 đồng để gian lận việc nộp thuế. Đề nghị Luật sư tư vấn, chỉ rõ giao dịch nào là giả tạo, giao dịch nào là thực chất?Giải quyết hậu quả pháp lý của hai giao dịch trên theo quy định của pháp luật hiện hành? (Quỳnh - Hải Phòng)
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Giao dịch dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự năm như sau: "Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".
Điều 129 - Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: "Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu".
Trong thực tế ta cần phải xác định đủ cả hai vế của giao dịch dân sự giả tạo là có sự giả tạo và có sự trốn tránh nghĩa vụ.Giao dịch dân sự giả tạo có 2 trường hợp:Giao dịch dân sựđược xác lập với mụcđích nhằm che giấu một giao dịch khác: trong trường hợp này có 2 giao dịch cùng song song tồn tại đó là giao dịch thực chất và giao dịch giả tạo.Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba: trong trường hợp này, giao dịch dân sự được xác lập có sự tự nguyện thể hiện ý chí, tuy nhiên sự thể hiện ý chí này lại nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với một chủ thể khác.
Khi đó giao dịch nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo sẽ vô hiệu còn giao dịch bị che giấu vẫn còn hiệu lực nếu như giao dịch bị che giấu đó vẫn tuân thủ đúng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì giao dịch giả tạo sẽ bị vô hiệu. Còn đối với giao dịch thực chất hay giao dịch bị che giấu trong trường hợp này vẫn có hiệu lực nếu giao dịch mua bán nhà thực chất giữa A và B (giao dịch bị che giấu) vẫn tuân thủ đúng các điều kiện có hiệu lực của gia dịch dân sự theo quyđịnh tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005.
Đối với giao dịch dân sự giả tạo (hợp đồng mua bán nhà giữa A và B chỉ ghi giá trị ngôi nhà là 1 tỷ đồng nhằm gian lận việc nộp thuế) thì lúc này, nếu có tranh chấp, Tòa án vẫn giải quyết giao dịch bị che giấu (trị giá căn nhà 2 tỷ đồng) vẫn có hiệu lực, bên bán vẫn phải tiến hành nộp thuế thu nhập cá nhân đối với trị giá này.
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.