Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung?

11/10/2017 22:04
Câu hỏi:

Thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung? Năm 1957 gia đình ông bà nội tôi được cấp đất giãn dân. Cùng tờ bản đồ số 11 (Trích lục năm 1960) Ông bà tôi ở thửa số 66. Đến khoảng năm 1973 đến 1974 ông bà nội tôi có mua lại thửa đất liền kề số 67 tờ bản đồ số 11 (Trích lục năm 1960) của ông bà Truyền. Trước mặt thửa đất số 67 là một cái ao. Theo bản đồ địa chính năm 1960 thì thửa số 138 tờ bản đồ số 11 không có lối đi vào qua thửa số 67. Sau này, có thể do thỏa thuận nên đã bớt lại phần đường sát bờ ao trước mặt thửa số 67 để lấy lối đi vào thửa số 138.
Năm 1996, ông bà nội tôi có hợp gia đình và chia đất lại cho gia đình 4 người con trai của ông bà tôi. Buổi họp chia đất ngày hôm đó có sự tham gia của chính quyền địa phương là bà Vũ và ông Trường (Cán bộ UBND xã). Trong biên bản lập ra, gia đình tôi đã thống nhất chia thửa số 67 cho gia đình tôi và Ông Hà (là chú ruột tôi) với lối đi ra phía trước mặt là bờ ao và cũng là lối đi vào thửa số 138 tờ bản đồ số 11 năm 1960 nội dung đã được cán bộ xã phụ trách ghi vào biên bản. Hiện trạng khi đó phía sau nhà là mương nước và cánh đồng không có lối đi ra.
Năm 2003, khi UBND huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình nhà tôi thì duy nhất thửa đất số 277 (của tôi) là không có lối đi vào trong xóm theo đúng lịch sử và biên bản họp chia đất năm 1996. Phần lối đi chung thì được đưa vào diện tích của nhà bên cạnh. Lối đi mới của tôi được quay ra phần mương đằng sau nhà (năm 2003) bắt đầu làm đường. Việc đưa phần đường đi chung vào diện tích đất của hộ khác cũng không được UBND huyện thông báo cho những người liên quan vào thời điểm đó nên cũng không ai được biết.
Năm 2010, tôi tiến hành xây dựng nhà ở kiên cố, khi đó chủ thửa đất số 262 đã ngăn cản không cho tôi đi lối đi chung vì lối đi thuộc đất của nhà bà ta. Khi đó, tôi có ra phòng địa chính xã để khiếu nại thì được giải thích là phần đất đó thuộc sở hữu của bà Thêm. Hiện tại, tôi muốn đòi lại lối đi chung cũ hợp pháp của gia đình tôi tôi phải làm đơn khiếu nại, hay tố cáo gửi tới cơ quan nào? Tôi khiếu nại/ tố cáo ai? Cơ quan nào? Trình tự, thủ tục như thế nào?

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn muốn đòi lại diện tích lối đi chung mà bạn cho là hợp pháp của gia đình bạn.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sư 2015 quy định về quyền về lối đi qua:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo căn cứ trên, chủ sở hữu nào bị vây bọc bởi các bất động sản liền kề, không có lối ra đều có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản mở một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Như vây, nếu như bạn chứng minh được đây là lối đi chung thì việc người chủ thửa đất số 262 đã ngăn cản không cho bạn đi lối đi chung vì đấy là đất của nhà họ là hoàn toàn sai. Vì đây là lối đi chung nên người đó không có quyền ngăn cản bạn đi qua lối đi này.

Về việc xác định quyền sử dụng lối đi chung này thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định (khoản 2 điều 254 Bộ luật dân sự 2015).

Thủ tục giải quyết tranh chấp như sau:

Khi có tranh chấp xảy ra thì bạn sẽ tiến hành nộp đơn khiếu nại lên UBND cấp xã sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai có trách nhiệm:

- Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải;

- Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành (Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).

Nếu hòa giải thành thì tranh chấp đã được giải quyết, các bên có trách nhiệm thực hiện đúng kết quả trong phiên hòa giải tại UBND cấp xã.

Nếu hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã (nơi xảy ra tranh chấp) lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 để được xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

Nếu hòa giải không thành thì bạn sẽ nộp đơn khởi kiện để được giải quyết tranh chấp như sau:

+) Trường hợp: Đất đó đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó có cả diện tích lối đi cũ thì việc giải quyết tranh chấp lối đi đó thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”.

Tuy nhiên, theo bản đồ địa chính bạn cung cấp thì chúng tôi nhận định thửa đất nhà bạn chưa bị vây bọc bởi các bất động sản, mà vẫn có lối đi riêng ra ngõ nên không thể là tranh chấp lối đi chung nữa mà là tranh chấp về ranh giới thửa đất. Trường hợp bạn khẳng định đây là lối đi chung, bạn cần chứng minh được đó là lối đi chung thì mới có thể khiếu nại hoặc khởi kiện được.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi về “Trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung ?”, cho bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi để được giải đáp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

Trân trọng!

Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Nghị định 34/2013/NĐ-CP Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Nghị định 34/2013/NĐ-CP Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014  Quy định về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 Quy định về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Luật Đất đai 2013 Luật Đất đai 2013
Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
Nghị định số 105/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định số 105/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Quy định Xử phạt vi phạm hành chính về Đất đai Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Quy định Xử phạt vi phạm hành chính về Đất đai
Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Luật đất đai năm 2003 Luật đất đai năm 2003
Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Nghị định 97/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam Nghị định 97/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam
Nghị định 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở Nghị định 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở
Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Về giao dịch Nhà ở trước ngày 1.7.1991 Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Về giao dịch Nhà ở trước ngày 1.7.1991
Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở. Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở.
Thông tư 80/2011/TT-BCA Quy định về quy trình đăng ký cư trú Thông tư 80/2011/TT-BCA Quy định về quy trình đăng ký cư trú
Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghị định 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú Nghị định 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú
Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Luật cư trú số 81/2006/QH11 Luật cư trú số 81/2006/QH11
Diện tích tối thiểu được tách thửa tại tỉnh Hải Dương Diện tích tối thiểu được tách thửa tại tỉnh Hải Dương