Tranh chấp về đường đi khi bị chặn lối đi
16/12/2016 11:52
Nhà tôi có một thửa đất nông nghiệp trồng càphê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Nhưng thửa đất mà nhà tôi có quyền sử dụng nằm xâu bên trong nhưng không có đường vào, trước đây do quen biết nên chủ đất phía bên ngoài cho phép sử dụng đất của họ để làm đường đi vào đất của tôi. Nhưng khi chủ đất chuyển quyền sở hữu cho người khác thì chủ mới này gây khó dễ để ép tôi bán đất cho họ. Họ nói nếu tôi tiếp tục canh tác thì họ cho đi còn khi tôi không canh tác mà chuyển đổi cho người khác, ngay cả trao quyền sử dụng cho con thì họ không cho đi. Nhưng tôi muốn mua đất của họ để làm đường đi thì họ không bán hoặc đòi giá quá cao vượt khả năng tài chính của tôi. Vậy trong trường hợp này tôi phải xử lí thế nào.
Cám ơn nhiều.
Gia đình bạn có một thửa đất nông nghiệp trồng cà phê nằm sâu bên trong không có đường vào, hiện nay người chủ đất liền kề không cho lối đi. Bạn muốn mua đất để có lối đi nhưng họ không bán hoặc đòi giá quá cao vượt khả năng tài chính của bạn.
Căn cứ Điều 273 của Bộ luật Dân sự 2005 quyền có lối đi riêng được coi là quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề. Theo đó, “chủ sở hữu nhà, người sửdụng đất có quyền sử dụng BĐS liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi,…”.
Căn cứ Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 quy định quyền về lối đi qua BĐS liền kề ghi nhận:
1. Chủ sở hữu BĐS bị vây bọc bởi các BĐS của các chủ sở hữu khác màkhông có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu BĐS liền kềdành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu cónghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sởhữu BĐS liền kề, nếu không có thỏa thuận khác.
Lối đi được mở trên BĐS liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của BĐS bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho BĐS có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định”.
Như vậy, Quyền có lối đi riêng là một quyền chính đáng của chủ sử dụng bất động sản bị vây bọc và quyền này được pháp luật bảo vệ. Nếu thửa đất trồng cà phê của bạn đáp ứng các yếu tố trên thì những người có đất bị vây bọc có quyền yêu cầu chủ sở hữu, sử dụng đất liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng. Đồng thời chủ sở hữu liền kề có nghĩa vụ phải đáp ứng yêu cầu này và sẽ được đền bù thỏa đáng. Chủ sở hữu BĐS liền kề có lối đi qua không thể hạn chế quyền này. Đồng thời chủ sở hữu BĐS bị vây bọc cũng không thể tùy tiện mở lối đi qua một BĐS khác không thuộc sở hữu của mình mà không hỏi ý kiến hay đền bù thỏa đáng cho chủ sở hữu. Các bên cần có tinh thần thiện chí để trao đổi, thỏa thuận với nhau nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Nếu chủ sở hữu, sử dụng đất liền kề không đồng ý về vấn đề lối đi riêng thì theo quy định của Luật đất đai, bạn sẽ phải gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hoà giải cho các bên. Khi không thể thương lượng hòa giải được thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Nếu bạn có vấn đề gì còn thắc mắc, hoặc chưa hiểu rõ nội dung tư vấn thì hãy Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên
.