Tranh chấp phần diện tích đất khai hoang.
26/04/2017 14:51
Thưa luật sư !
Bố của tôi có một miếng đất tự tay ông khai hoang nhưng chưa được cấp sổ đỏ, vào năm 2005 khi phân chia lại đất nông nghiệp của thôn thì gia đình của tôi và gia đình ông Cỏi cùng được cấp đất sản xuất như mọi người. Đất tôi và đất ông Cỏi gần nhau nên ông Cỏi đổi miếng đất do thôn cấp cho ông lấy miếng đất do bố tôi khai hoang (vì miếng đất bố tôi khai hoang gần với đất khai hoang của ông Cỏi nên hai người đổi cho dễ canh tác do đất thôn chia của bố tôi và của ông Cỏi gần nhau ) nhưng đến năm 2013 khi thôn phân chia lại đất thì nhà tôi cũng chỉ được chia theo khẩu trong gia đình và ông cõi cũng.
Bây giờ đất bố tôi và đất ông Cỏi không còn gần nhau nữa và bố tôi cũng không được canh tác phần đất của ông Cỏi do thôn chia nữa.
Xin hỏi luật sư, bố tôi có thể lấy lại miếng đất mà mình khai hoang trước đây không?
Nếu ông Cỏi không chịu trả lại miếng đất khai hoang trước đây cho bố tôi thì tôi cần làm những thủ tục gì để đòi lại mảnh đất ?
Trân trọng cảm ơn!
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Đất khai hoang được hiểu là trong thời kì trước đây xảy ra hiện tượng người dân tự ý khai hoang đất sản xuất nông nghiệp mà không có sự quản lý của cơ quan quản lý đất đai. Chính vì vậy hiện nay có rất nhiều tranh chấp về đất khai hoang cũng như yêu cầu cấp sổ đỏ với đất khai hoang.
Theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2003 nếu thuộc một trong những trường hợp sau thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
"1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này".
Dù mảnh đất mà bố bạn tự tay khai hoang tuy nhiên do khi xã cấp đất nông nghiệp thì bố bạn và ông Cỏi lại đổi cho nhau. Vậy việc đổi đất này đã được ủy ban nhân dân cấp xa chứng nhận chưa. Nếu có giấy chứng nhận rằng mảnh đất khai hoang của bố bạn đã thuộc quyền sở hữu của ông Cỏi thì bố bạn sẽ không thể kiện đòi lại mảnh đất khai hoang được. Thứ hai trường hợp việc đổi đất giữa bố bạn và ông Cỏi chưa có bất cứ một giấy tờ chứng từ nào và chưa được Uy ban nhân dân xã xác nhận và nếu bạn chứng minh được mảnh đất bạn sử dụng lâu dài và do tự tay bố bạn khai hoang và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . Theo đó bạn có đủ điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
Tại Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định :
“1 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”.
Như vậy nếu như hai bên xảy ra tranh chấp đầu tiên giữa bố bạn và ông Cỏi nên có sự tự thỏa thuận hòa giải với nhau
Nếu như cả hai bên vẫn không thỏa thuận được ông Cỏi vẫn cương quyết không trả mảnh đất khai hoang kia thì từ thời điểm bạn nhận được giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, kèm theo những giấy tờ hợp lệ chứng minh mảnh đất đang tranh chấp là mảnh đất do chính bố bạn khai hoang thì bạn có thể làm đơn khởi kiện tới tòa án nhân dân cấp huyện để đòi lại mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của mình. theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2011.
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn.Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.