Tranh chấp đất đai được tặng cho bằng miệng
05/04/2017 16:07
Xin chào Luật Bảo Chính!
Tôi có vấn đề thắc mắc như sau, kính mong được luật sư tư vấn giải quyết: Trước năm 2000 bà có cho mẹ tôi mảnh đất xây nhà ở, do mẹ tôi không nghĩ sau này sẽ xảy ra tranh chấp với anh em nên không xin bà sang tên. Đất bà vẫn đứng tên, năm 2002 mẹ tôi xây nhà có làm giấy phép xin xây nhà có sự đồng ý của bà (bà chỉ lăn dấu tay thôi vì không biết chữ). Gia đình tôi sống trên mảnh đất đó đến nay.
Khi bà mất giấy tờ đất đai đều do cậu tôi giữ. Mẹ tôi có vài lần hỏi lấy nhưng cậu tôi không đưa. Giờ ông đòi bán mảnh đất đó đi để chia đều cho 5 anh em.
Xin luật sư cho tôi hỏi mảnh đất đó mẹ tôi có thể được cấp quyền sử dụng đất mới được không? Bà mất không để lại di chúc, nhưng bà cho mẹ tôi thì các cậu các dì ai cũng biết hết với lại mảnh đất đó gia đình tôi sống đã rất lâu rồi, chỉ có cậu út tham nên đòi chia thôi.
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Công ty Luật Bảo Chính. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:
Theo dữ liệu bạn đưa ra chúng tôi có thể hiểu rằng tại thời điểm này mẹ bạn không có bất kỳ một giấy tờ nào chứng mình bà bạn đã tặng cho mẹ bạn mảnh đất do đó đối với trường hợp này mảnh đất sẽ được giải quyết bằng cách chia thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Những người được thừa kế phần di sản của mẹ bạn bao gồm những người được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Theo đó, mẹ bạn và 4 anh em còn lại thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên khi chia di sản là mảnh đất thì 5 người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Nhà bạn đang ở trên mảnh đất đó thì những người đồng thừa kế sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại một phần tiền tương ứng với giá trị ăn nhà cho mẹ bạn.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Công ty luật Bảo Chính!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.