Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Thuê nhà, hợp đồng thuê nhà và khoảng tiền đặt cọc

25/04/2017 16:25
Câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi thuê một căn hộ từ tháng 4/2016, thời hạn hợp đồng ký từ tháng 4/2016 đến tháng 6/2017. Chủ sở hữu căn hộ cho thuê lúc ký hợp đồng là ông K, và ông K giữ 2 tháng tiền cọc nhà thuê.
Đến tháng 8 ông K bán căn hộ cho chị T, và báo lại cho bên thuê nhà sau khi nhận tiền thuê vào đầu tháng 9 và nói là tháng sau bên tôi đóng tiền nhà cho chủ nhà mới. Nhưng trong thơi gian 1 tháng qua không liên lạc được với bên ông K để bàn giao hợp đồng và tiền cọc. Vì vậy bên tôi (bên thuê nhà) và chị T đã tự liên lạc nhau nhưng không thể giải quyết được vấn đề. 1/ Bên tôi vì do chủ sở hữu căn hộ không còn được đảm bảo thông tin như hợp đồng cũ, nên bên tôi quyết định muốn chấm dứt hợp đồng và lấy lại tiền cọc. Nhưng vẫn chưa liên lạc được ông K,và chủ nhà mới là chị T thì vẫn không giải quyết được hợp đồng, tiền cọc của căn tôi thuê. 2/ Bên tôi vì chưa lấy lại được tiền cọc và chưa liên lạc được với ông K để giải quyết, nên tôi không đồng ý đóng tiền nhà tháng tiếp theo (tháng 10) này cho chị T vì tôi không muốn tiếp tục hợp đồng nhà thuê, hơn nữa hợp đồng và tiền cọc vẫn chưa được bàn giao do sự vắng mặt của ông K. Xin hỏi Luật Sư, trong trường hợp này: 1/ Tôi khởi kiện ông K có lấy lại được tiền cọc, và thời gian giải quyết là bao lâu? Điều kiện, giấy tờ, nhân chứng để khởi kiện cần những gì? Tôi có cần chứng minh đã đăng ký tạm trú ở căn hộ tôi thuê không? Trường hợp nếu không có đăng ký tạm trú ở căn đang thuê thì sẽ thế nào? 2/ Đối với chủ nhà mới, vì chưa gặp được ba bên để bàn giao hợp đồng thuê, hay giải quyết tiền cọc, tôi có buộc phải tiếp tục đóng tiền nhà trong thời gian giải quyết không? Hơn nữa, nếu không đồng ý đóng tiền nhà tháng tiếp, tôi có buộc phải rời khỏi căn hộ tôi đang thuê trước khi lấy lại được tiền cọc?
Trân trọng!

Trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn đến cho chúng tôi.

Về vấn đề bạn hỏi Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 496 BLDS, bên thuê nhà được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận với bên cho thuê, trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà. Trong trường hợp của bạn, bạn là bên thuê nhà, ông K là bên cho thuê, tuy nhiên trong thời gian thuê thỏa thuận trong hợp đồng, ông K đã bán căn hộ của mình cho chị T. Do đó, hiện tại chủ sở hữu căn hộ là chị T, căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự, chỉ có chủ sở hữu mới có quyền bán, cho thuê,...tài sản của mình. Việc bạn tiếp tục được thuê căn hộ này là quyền lợi mà pháp luật quy định nhằm bảo vệ người thuê nhà được hưởng quyền sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê. Theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Luật Nhà ở:

"Điều 133. Quyền tiếp tục thuê nhà ở

2. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác."

Căn cứ vào quy định trên, nếu bạn không muốn sử dụng quyền tiếp tục thuê nhà ở mà muốn kết thúc hợp đồng vì chủ sở hữu đã thay đổi thì chị T không có trách nhiệm phải tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó giữa bạn với ông K nữa. Việc giải quyết quyền lợi giữa bạn và ông K được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự. Do đó, kể từ thời điểm bạn và chị K đều đồng ý với quyết định của bạn là không tiếp tục thuê nhà nữa tức không tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở thì chị T với tư cách là chủ sở hữu của căn hộ này có quyền không cho bạn tiếp tục sử dụng căn hộ này nữa, bạn cũng không cần phải trả tiền thuê nhà cho tháng tiếp theo. Vấn đề về tiền cọc là vấn đề phát sinh dựa trên quan hệ hợp đồng giữa bạn với ông K, do đó, dù chưa thể lấy ngày được tiền đặt cọc trước đó mà ông K đang giữ khi kí kết hợp đồng thuê nhà thì bạn vẫn buộc phải rời khỏi căn hộ này.

Về vấn đề bạn đặt cọc tiền thuê nhà với ông K trước đó và muốn khởi kiện để đòi lại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 158 BLDS: " Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự." Trong trường hợp này, việc bạn đặt cọc một số tiền bằng 2 tháng tiền thuê nhà cho ông K như thông tin mà bạn cung cấp là một biện pháp để đảm bảo việc bạn sẽ thực hiện đúng quy định của hợp đồng thuê nhà đối với ông K. Do đó, biện pháp bảo đảm này chỉ còn hiệu lực khi mà bên nhận bảo đảm là một bên của hợp đồng chính (tức bên cho thuê của hợp đồng thuê nhà).

Do ông K đã bán căn hộ là đối tượng của hợp đồng thuê nhà với bạn cho chị T nên ông này không còn là chủ sở hữu của căn hộ cũng như là bên cho thuê nhà nữa. Khi đó, hợp đồng thuê nhà giữa bạn và ông K được coi là chấm dứt theo thỏa thuận vì bạn không đồng ý việc tiếp tục thuê nhà với chị T. Do đó, giữa bạn và ông K không còn cần phải có sự ràng buộc về mặt hợp đồng đặt cọc nữa và hai bên được coi là đã thực hiện hợp đồng thuê nhà. Theo quy định tại khoản 2 Điều 158 BLDS:

"2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

Căn cứ vào quy định trên thì ông K phải trả lại cho bạn số tiền mà bạn đã đặt cọc. Do không thể liên lạc và ông K có ý trốn tránh việc trả lại tiền đặt cọc thuê nhà nên bạn có yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp theo hợp đồng này. Bạn gửi đơn khởi kiện đến Tòa án cấp huyện nơi ông K cư trú.

Thời gian giải quyết một vụ án dân sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khó có thể xác định một cách chính xác. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử của một vụ án dân sự là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng. Khoản 4 Điều 203 BLTTDS, trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Như vậy, thời gian trung bình kể từ thời điểm Tòa án thụ lý đơn cho đến khi mở phiên tòa là từ 5 đến 8 tháng. Ngoài ra, thời gian giải quyết vụ án còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có việc kháng cáo, kháng nghị bản án,...

Về các chứng cứ kèm theo, bạn cần có các hợp đồng đã ký với ông K (lưu ý: hợp đồng đặt cọc phải lập thành văn bản, hợp đồng thuê nhà lập thành văn bản,...). Tòa án sẽ triệu tập người làm chứng nếu thấy cần thiết cho quá trình xét xử vụ án tranh chấp của bạn và ông K. Việc khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng thuê nhà không yêu cầu bạn phải đăng ký tạm trú tại căn hộ này.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở. Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở.
Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số  nghị định quy định chi tiết luật Đất đai năm 2013 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết luật Đất đai năm 2013
Luật số 65/2014/QH13 Quy định về Nhà ở Luật số 65/2014/QH13 Quy định về Nhà ở
Nghị quyết 134/2016/QH13 Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia Nghị quyết 134/2016/QH13 Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính
Luật cư trú số 81/2006/QH11 Luật cư trú số 81/2006/QH11
Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 Về thu tiền sử dụng đất. Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 Về thu tiền sử dụng đất.
Nghị quyết 19/2008/QH12 Về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam Nghị quyết 19/2008/QH12 Về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Nghị định 117/2015/NĐ-CP Về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Nghị định 117/2015/NĐ-CP Về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà... Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Nghị định 34/2013/NĐ-CP Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Nghị định 34/2013/NĐ-CP Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Nghị định 97/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam Nghị định 97/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam
Nghị định số 105/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định số 105/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.