Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sau khi dồn điền đổi thửa

02/04/2017 13:28
Câu hỏi:

Năm 2012 thực hiện việc dồn điền đổi thửa trong phong trào xây dựng nông thôn mới, gia đình nhà em đổi diện tích đất 2 lúa vùng cao về thửa đất bên ngoài khu vực em đã dồn năm 2003. số diện tích đổi thêm về tính cả hệ số K thì diện tích đổi năm 2012 là 1 mẫu 5 sào.
Bên ngoài khu đất này là diện tích công ích của xã, em nhận thầu thêm 9 sào và bao khoảnh lại. tính đến nay nhà em có 2 thửa đất đã đắp bờ bao khoảnh : Thửa thứ nhất từ năm 2003 = 8 sào. Thửa thứ 2 là dồn ruộng năm 2012 = 2 mẫu 4 sào.
Cuối năm 2014, trên thửa đất thứ 2 em chia làm hai khoảnh khác nhau. Phần đất ruộng cao hơn em đắp ngăn lại có diện tích = 7 sào, gia đình cải tạo, nâng nền để cấy được 2 vụ lúa.
Diện tích còn lại của thửa đất có diện tích 1 mẫu 7 sào là diện tích trũng trong đó có 8 sào là diện tích ruộng khẩu, còn lại 9 sào là diện tích thầu - gia đình nhà em đắp bờ cao xung quanh, hạ thấp mặt ruộng 4 sào diện khẩu bằng cách hút bùn xuống 1m để bơm nước vào thả cá, diện tích cao hơn em vẫn xạ lúa.
Vụ tháng 5 năm 2016, nhân dân không cấy được diện tích ruộng công ích của xã vì vùng trũng ngập nước lại trả ruộng ra. Gia đình em có nhận thầu tiếp với UBND xã diện tích khoảng 3,3 mẫu đất bên ngoài thửa đất trước. vừa qua, em có xích mích với 1 đồng chí đảng viên, đồng chí này làm công an thường trực trên xã, chi hội trưởng hội cựu chiến binh ở thôn, đồng chí mắng em và đe dọa : "còn ruộng đất ngoài chiều (khu vực em dồn ruộng gọi là diện chiều trũng) tao chưa thèm sờ đến.muốn chết tao cho chết. mai tao bảo thằng bạn tao và thằng cháu tao cho chết lúc nào biết lúc bấy giờ".
Thưa luật sư, việc làm của gia đình em như thế có sai không? nếu sai thì ở mức độ nào và phải chịu xử lý như thế nào? em có đọc bài viết của Luật sư trả lời cho câu hỏi khác, em có thấy theo nghị định 35/2015 thì được phép vừa trồng lúa vừa thả cá và được phép cải tạo 20% diện tích trồng lúa để thả cá. như diện tích gia đình em có nằm trong điều đó không ạ?
Em muốn làm giấy tờ làm kinh tế trang trại thì thủ tục như thế nào và chính quyền các cấp có được từ chối không khi toàn bộ diện tích nhà em đều nằm trong quy hoạch chuyển đổi của xã ? số diện tích thầu em có được hưởng hỗ trợ lúa theo quy định không ? em có hỏi thì UBND xã bảo là không được hỗ trợ, chỉ được hỗ trợ trên diện tích 115 của gia đình, trong đó số tiền hỗ trợ lúa của các hộ dân trong đó có nhà em thì UBND xã giữ lại 1 nửa với lí do là để chi tiêu phục vụ nông nghiệp, việc làm này có sai hay không?
Kính mong Luật sư tư vấn sớm giúp em.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị Công ty Luật Bảo Chính tư vấn. Nội dung bạn hỏi chúng tôi tư vấn giúp bạn như sau:

1. Việc làm của gia đình bạn có vi phạm hay không? Chế tài áp dụng khi vi phạm ra sao?

- Theo thông tin bạn cung cấp tính tới thời điểm 2014 gia đình bạn có các thửa đất như sau:
+ Đất khẩu gồm hai thửa: 5 sào (có nguồn gốc là dồn điền đổi thửa vào năm 2003) và 1 mẫu 5 sào (có nguồn gốc dồn điền đổi thửa năm 2012).
+ Đất thầu gồm ba thửa: 3 sào (năm 2003) và 9 sào (năm 2012) và 3 mẫu 3 sào (năm 2016).
- Vào năm 2014 gia đình bạn có đắp ngăn 7 sào nằm trong 1 mẫu 5 sào để trồng lúa 2 vụ. Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ rằng gia đình bạn khi đắp ngăn đã xin phép chính quyền địa phương theo quy định tại Khoản 2-Điều 4-Nghị định 35/2015/NĐ-CP hay chưa nên không thể xác định được việc làm này của gia đình bạn đúng hay sai. Theo quy định của pháp luật khi cải tạo đất trồng lúa thì phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp xã và phải phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định tại Điểm b-Khoản 1-Điều 4-Nghị định 35/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì việc này không bị xử phạt vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai vì suy cho cùng việc tự ý chuyển đổi này cũng mang lại lợi ích cho người sử dụng đất, nâng cao hiệu suất sử dụng đất.
- Như vậy, đất khẩu năm 2012 sau khi chuyển đổi thành đất trồng 2 vụ lúa sẽ chỉ còn lại 8 sào. Vào năm 2014, gia đình bạn đắp ngăn và hút bùn tại diện tích 4 sào trên tổng số 8 sào. Theo quy định của pháp luật, đất trồng lúa 1 vụ được phép nuôi trồng thủy sản kết hợp và người sử dụng đất được phép cải tạo đất nhưng phải phù hợp với quy định tại Điểm c-Khoản 1-Điều 4-Nghị định 35/2015/NĐ-CP: “Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.”
Sẽ có phép tính sau: (4/8)*100%=50%.Tức là vượt quá hạn mức cho phép tối đa 20% diện tích đất trồng lúa. Tức là việc làm này của gia đình bạn trái với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì không có quy định xử lý hành vi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trái với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu. Mặt khác, Nghị định 35/2015/NĐ-CP cũng không đưa ra chế tài nào khi người sử dụng đất chuyển đổi vượt quá hạn mức. Điều 6-Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa

"5. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

a) Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

b) Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;

c) Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;

d) Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản."

Như vậy mặc dù gia đình bạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vượt quá hạn mức pháp luật cho phép nhưng hiện nay cũng không bị xử lý.

2. Thủ tục làm kinh tế trang tại?

Đ có thể làm kinh tế trang trại gia đình bạn phải tuân thủ quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT như sau:
- Điều kiện kinh tế trang trại:
Gia đình bạn ở vùng Bắc bộ nên diện tích trên hạn mức tối thiểu đối với cơ sở trồng trọt nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: 2,1ha và giá trị hàng hóa phải đạt 700 triệu đồng/năm.
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại:
Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại:
Gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại;
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Đối với diện tích đất cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

- Trình tự:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại:

Cá nhân, hộ gia đình hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp 01 (một) bộ hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trang trại sản xuất. Đối với cơ sở sản xuất nằm trên địa bàn nhiều xã thì cá nhân, hộ gia đình tự quyết trong việc lựa chọn Ủy ban nhân dân cấp xã nào nộp hồ sơ cho thuận tiện nhất.

+ Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ khi có đủ giấy tờ theo quy định và phải được điền đầy đủ thông tin vào Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải trao Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ trong đó ghi rõ ngày hẹn trả kết quả.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và chuyển hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trường hợp không xác nhận Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

+ Bước 3: Cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại:

Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo mẫu quy định cho cá nhân, hộ gia đình trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ từ Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

(1) Đầy đủ hồ sơ theo quy định;

(2) Thỏa mãn tiêu chí xác định kinh tế trang trại theo quy định.

Giấy chứng nhận kinh tế trang trại sau khi cấp được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã và trả cho chủ trang trại trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gửi văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nói rõ lý do để thông báo cho người nộp hồ sơ.

Nếu sau 13 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ mà không nhận được Giấy chứng nhận kinh tế trang trại hoặc không nhận được thông báo không cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì người đề nghị cấp giấy chứng nhận có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Có được hỗ trợ không?

Theo quy định tại Điều 7-Nghị định 35/2015/NĐ-CP Nhà nước có chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, kinh phí từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương. Khoản 2 điều này quy định như sau:

“2. Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước;

b) Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.”

Khoản 4 quy định:

“4. Hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa:

....................................................................

b) Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.”

Như vậy, tổng 8 sào năm 2003 sẽ không được hỗ trợ do không phải là đất trồng lúa. 1 mẫu 5 sào đất khẩu năm 2012 sẽ chỉ có 4 sào được hỗ trợ vì 7 sào chuyển đổi sang đất 2 vụ lúa trái kế hoạch, 4 sào chuyển đổi cơ cấu vượt quá hạn mức. 9 sào thầu năm 2012 được hỗ trợ. Và 3,3 mẫu nhận thầu vào tháng 5 năm 2016 sẽ được hỗ trợ hay không phải dựa vào mục đích sử dụng đất. Nếu trồng lúa sẽ được hỗ trợ, theo đó tổng số diện tích được hỗ trợ là: 33 + 4 + 9 = 46 sào. Với mức hỗ trợ là 500.000 đồng/ha/năm.

- Theo thông tin bạn cung cấp, UBND xã giữ lại 50% tiền hỗ trợ để phục vụ chi tiêu nông nghiệp là sai.

Theo thông tư 18/2016/TT-BTC tại Điều 2 có quy định về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa như sau:

“Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để bảo vệ phát triển đất trồng lúa.”

Như vậy, đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất không sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước thì sẽ không phải nộp một khoản tiền nào để bảo vệ và phát triện đất trồng lúa.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.

Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!

Công ty luật Bảo Chính!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại … xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 140/2016/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ Nghị định 140/2016/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ
Thông tư 80/2011/TT-BCA Quy định về quy trình đăng ký cư trú Thông tư 80/2011/TT-BCA Quy định về quy trình đăng ký cư trú
Luật nhà ở số 65/2014/QH13 Luật nhà ở số 65/2014/QH13
Nghị định 104/2014/NĐ-CP Quy định về khung giá đất Nghị định 104/2014/NĐ-CP Quy định về khung giá đất
Nghị định 117/2015/NĐ-CP Về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Nghị định 117/2015/NĐ-CP Về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
Luật cư trú số 81/2006/QH11 Luật cư trú số 81/2006/QH11
Nghị quyết 19/2008/QH12 Về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam Nghị quyết 19/2008/QH12 Về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định 72/2009/NĐ-CP Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Nghị định 72/2009/NĐ-CP Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Diện tích tối thiểu được tách thửa tại tỉnh Hải Dương Diện tích tối thiểu được tách thửa tại tỉnh Hải Dương
Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005 Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005
Nghị định 38/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị Nghị định 38/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà... Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
Nghị định số 105/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định số 105/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất
Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị
Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước