Thủ tục bị cưỡng chế phá dỡ cổng đã xây lâu năm nằm trên đất sổ đỏ
01/04/2017 23:16
Gửi Công ty luật Bảo Chính!
Tôi xin được trình bày 1 vụ việc như sau:Trên lối ngõ đi chung các hộ gia đình liền kề chúng tôi có thống nhất xây dựng 1cổng sắt nhằm đảm bảo an ninh trật tự.
Hiện tại UBND phường có ra quyết định hành chính áp dụng hình phạt bổ sung yêu cầu chúng tôi phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (tức là tự phá dỡ công trình cổng sắt đó).
Theo nội dung vi phạm đó là xây dựng không có giấy phép, theo khoản 6 điều 13 nghị định số 121/2013/NĐ-CP Vậy chúng tôi nhờ tư vấn liệu cổng sắt đã xây dựng 20 năm như vậy liệu có bị cưỡng chế .
Ngoài ra nhà chúng tôi có dành 1 phần đất cho vào lối ngõ đi chung, hiện tại gia đình đằng sau đi qua lối ngõ đó thường xảy ra xô xát với gia đình chúng tôi, vì vậy nhà chúng tôi đã làm 1 hàng rào sắt thuộc trên đất sổ đỏ của gia đình, đã làm trên 2 năm không cho gia đình đằng sau đi theo lối ngõ chung.
Như vậy liệu UBND phường có quyền cưỡng chế cổng sắt thuộc đất sổ đỏ của gia đình tôi không?
Xin cảm ơn !
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty luật Bảo Chính! Với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm: Tại Điểm d, Khoản 1, Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình, phần xây dựng công trình không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.”
Tại Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (viết tắt là Nghị định số 180/2007/NĐ-CP) quy định: “Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý trừ những công trình quy định tại Khoản 1, Điều 18 của Nghị định này.”
Nghị định số 180/2007/NĐ-CP quy định cụ thể loại công trình Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Do vậy, trong quá trình xử lý vi phạm về tổ chức thi công xây dựng, thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ của Chủ tịch UBND cấp xã áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm như sau: "Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý trừ những công trình quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này".
Như vậy,những công trình không thuộc thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ của Chủ tịch UBND cấp xã là: những công trình xây dựng vi phạm do UBND cấp huyện hoặc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Công ty luật Bảo Chính!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.