Thẩm quyền của chủ tịch xã và phó chủ tịch xã trong giải quyết tranh chấp đất công
04/04/2017 11:49
Xin hỏi luật sư:
Tại địa phương có 01 vụ tranh chấp đất văn hóa do UBND xã quản lý chưa có GCNQSD Đất nhưng có nguồn gốc rõ ràng từ năm 1988 với 01 hộ dân ở cạnh có đất đã có GCNQSD Đất cấp năm 2003 theo xác định cấp chồng lên đất văn hóa do xã quản lý khoảng 500 m2. Hòa giải không thành. Hộ dân trên khởi kiện UBND xã ra tòa án huyện giải quyết. Ngày 9/6/2014 Tòa án huyện mở phiên tòa giải quyết, có triệu tập UBND xã và hộ dân trên. Xin hỏi luật sư:
1. Chủ tịch UBND xã không họp UBND xã để lấy ý kiến tập thể UBND xã để trả lời tòa. Không đi dự tòa mà ủy quyền miệng cho Phó chủ tịch xã đi dự phiên tòa, Vậy đúng hay là sai quy dịnh của pháp luật? Tại văn bản nào?
2. Trường hợp Chủ tịch xã không họp UBND xã để lấy ý kiến tập thể UBND xã để trả lời tòa. Không đi dự tòa mà viết giấy ủy quyền “ tôi……Chủ tịch UBND xã ủy quyền cho ông ….Phó chủ tịch UBND xã dự tòa. Người ủy quyền” Xin hỏi Việc chủ tịch UBND xã ký tên mà không thay mặt UBND xã, Vậy dúng hay sai quy dịnh của pháp luật? Tại văn bản nào?
3. Phó chủ tịch UBND xã đi dự Tòa không có giấy ủy quyền mà chỉ có ủy quyền miệng (Tòa cho dự) nhưng vẫn thay mặt UBND xã đồng ý trả 500 m2 đất cho hộ dân trên vì cho rằng đất có sổ đỏ là đúng hay sai? Tại văn bản nào?
4. Trường hợp, chủ tịch UBND xã ủy quyển với danh nghĩa là chủ tịch UBND xã không phải thay mặt UBND xã. Phó chủ tịch đi dự Tòa vẫn thay mặt UBND xã đồng ý trả 500 m2 đất cho hộ dân trên vì cho rằng đất có sổ đỏ là đúng hay sai? Tại văn bản nào?
5. Phó chủ tịch UBND xã có thẩm quyền đồng ý cắt đất văn hóa do nhà nước quản lý trả cho hộ dân trên hay không? Hay thẩm quyền thuộc UBND Huyện? Quy định tại văn bản nào?
Cảm ơn luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty luật Bảo Chính. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND xã và phó chủ tịch UBND xã:
Điều 36. Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã như sau:
"Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;
2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền".
Như vậy, việc chủ tịch UBND xã ủy quyền cho phó chủ tịch UBND xã tham dự phiên tòa là hoàn toàn trong phạm vi pháp luật cho phép.
Thứ hai, về việc tranh chấp 500m2 đất:
Năm 2003 hộ dân trên được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đúng trình tự, thủ tục thì địa chính xã phải về đo đạc lại diện tích đất của hộ dân đó và xác định tiếp giáp với những thửa đất liền kề, nếu quá trình này đúng pháp luật thì không có chuyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lên 500m2 đất văn hóa của xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.
Điều 132. Luật Đất đai 2013 Khoản 1 quy định:
"1. Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.
Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn".
Theo đó cần phải xác định 500m2 đất nói trên có thuộc vào 5% đất công ích hay không, nếu là đất công ích, hộ gia đình đó phải trả lại cho UBND xã. Và việc sử dụng đất công ích do chủ tịch UBND xã quyết định, hoặc có thể ủy quyền cho phó chủ tịch UBND xã và phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng đất đó.
Về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
"1. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau:
a) Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
2. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam".
Do vậy trường hợp bạn đưa ra, phó chủ tịch UBND xã không có thẩm quyền cắt đất văn hóa do nhà nước quản lý trả cho hộ dân trên mà thẩm quyền thuộc về UBND cấp huyện.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể gọi 19006281 để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng!
Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia các vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, thương mại, kinh tế… vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.