Tặng cho quyền sử dụng đất năm 1993 có cần phải công chứng?
27/04/2017 13:57
Chào Luật sư! Xin luật sư cho tôi biết trong trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào.
Năm 2003, D đòi đất mà H đang sử dụng với lý do bố H (là ông A) đã có tặng cho D mảnh đất đó và giấy viết tay đó có chữ ký của A năm 1993 mà không có công chứng. Năm 2004, H đã bị Uỷ ban nhân dân phường, sau đó là Uỷ ban nhân dân tỉnh cưỡng chế để trả lại đất cho D.
Sau 1 thời gian D được Uỷ ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và D đã chuyển nhượng mảnh đất đó cho K. Tuy nhiên, năm 1997, cơ quan xác định chữ ký trong giấy viết tay không phải của ông A.
Vậy trong trường hợp này K hay H sẽ được trả lại đất và việc xử lý các vi phạm trên của các cơ quan liên quan được pháp luật quy định như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31, Luật Đất đai 1993 (đã hết hiệu lực từ 1/7/2014) thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thực hiện đất ở nông thôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân huyện, còn ở thành thị thì phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân tỉnh. Như vậy, việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông A và anh D phải có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh về vấn đề chuyển nhượng này do việc chuyển nhượng được thực hiện từ năm 1993.
Tuy nhiên đến năm 1997 thì cơ quan xác định chữ ký trong giấy viết tay không phải của ông A, như vậy đương nhiên D sẽ không có đủ căn cứ để chứng mình quyền sử dụng mảnh đất đó của ông A vì vậy, D hoàn toàn có quyền đòi lại mảnh đất này. Thế nhưng, đến tận năm 2004, Ủy ban nhân dân tỉnh mới thực hiện quyết định cưỡng chế đối với H và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho H. Điều này là hoàn toàn vô lý, bởi lẽ thời điểm xác minh căn cứ chứng nhận quyền sử dụng đất của D là năm 1997, 7 năm sau cơ quan nhà nước vẫn thực hiện việc cưỡng chế với H. Theo đó, H có thể viết đơn khiếu nại và gửi trực tiếp cho Ủy ban nhân dân tỉnh kèm theo tài liệu chứng minh để đòi lại quyền lợi cho mình theo quy định tại khoản 1 Điều 1, Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 (hết hiệu lực từ 1/7/2012).
Như vậy, cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm xem xét lại quyết định của mình để giải quyết việc khiếu nại (Điều 3, Luật Khiếu nại, tố cáo 1998). Theo đó, dựa trên xác minh của cơ quan xác định chữ ký thì Ủy ban nhân dân huyện phải ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho D, đồng thời phải thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho H theo quy định tại Điều 36, Luật Đất đai 1993 (nếu thực hiện trước ngày 1/7/2004 hoặc theo quy định tại Điều 50, Luật Đất đai 2003 (nếu thực hiện sau ngày 1/7/2004).
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn.Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.