Tặng cho Quyền sử dụng đất khi một người đã chết
27/12/2016 17:04
Kính chào các luật sư! cho tôi hỏi 1 vấn đề nhé
bà tôi có 1 mảnh đất được cấp GCNQSD đất từ năm 2003 mang tên một mình bà Tôi, ông tôi đã mất từ những năm 1980; mảnh đất là của ông bà tôi khai phá xây dựng nhà ở từ những năm 1960, Giờ tôi ở và chăm sóc bà nội tôi (bà đã hơn 80 tuổi). bà có ý muốn tặng cho lại toàn bộ Quyền sử dụng đất cho tôi (là cháu nội). Tôi đã ra UBND xã hỏi thì cán bộ địa chính nói nếu muốn cho thì phải có các con của ông bà về ký tên và văn bản phân chia tài sản mới cho tôi được. (Khổ nỗi các cô các chú tôi mỗi người ở 1 tỉnh, có người đi miền nam, có người trên tận Hà Giang, có người lấy chồng Hàn Quốc) không thể về cùng 1 hôm để ký được. vậy tôi mạo muội hỏi các luật sư là bây giờ tôi phải làm thế nào? theo tôi nghĩ nhà nước đã cấp GCNQSD đất cho bà Tôi (chỉ có 1 mình tên bà và ông đã mất từ năm 1980) sao giờ lại phải làm phân chia tài sản là như thế nào? như vậy có phải là hành công dân không?trong gia đình tôi các cô các chú đều có nhà riêng và đồng ý cho bà tặng cho lại cho tôi. nên sao phải làm những thủ tục như vậy. kính mong các luật sư tư vấn cho tôi.(lesongtoan@...)
Bà bạn có một mảnh đất được nhà nước đã cấp GCNQSD đất (chỉ có 1 mình tên bà và ông mất từ năm 1980) mảnh đất là của ông bà bạn khai phá xây dựng nhà ở từ những năm 1960.
Căn cứ Khoản 1 Điều 33 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Theo đó, nguồn gốc Quyền sử dụng đất mà ông, bà bạn có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Khi ông mất thì tài sản này chưa chia và bà là người đứng tên quản lý và sử dụng. Tài sản chung của ông, bà bạn là một miếng đất. Khi đó, 1/2 mảnh đất sẽ được coi là di sản thừa kế do ông bạn để lại. Vì ông bạn khi chết không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật, những người người kế theo pháp luật được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS được quy định theo thứ tự sau đây: “ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Do đây là thừa kế theo pháp luật nên việc chia thừa kế của những người còn lại trong gia đình bạn được thực hiện bằng việc họp mặt những người thừa kế và thỏa thuận về việc chia thừa kế theo quy định. Như vậy, ở đây những người thừa kế có thể thỏa thuận bằng văn bản ủy quyền để cho một người trong số những người thừa kế đứng ra phân chia di sản thừa kế . Văn bản này phải có chữ ký những người thừa kế. Và để cho văn bản có tính pháp lý, có tính ràng buộc cao thì nên được công chứng hoặc chứng thực. Nếu những người đồng thừa kế khác không thể đến công chứng, chứng thực thì có thể viết văn bản ủy quyền cho chính người phân chia di sản , văn bản.Sau khi đã có văn bản ủy quyền thì người được ủy quyền sẽ đến các thủ tục như bạn đã nêu, việc cán bộ địa chính xã nói như vậy là đúng với quy định ở trên
Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy:
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.