Sử dụng đất trồng lúa, điều kiện sử dụng đất trồng lúa
04/05/2017 14:16
Xin hỏi luật gia một việc như sau: nhà em có đất ruộng trồng lúa giáp với đất lấn chiếm của hộ gia đình khác nay em muốn làm hàng rào để giữ đất .
Vậy em có thể làm loại hàng rào nào và cỡ bao nhiêu?
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Theo Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa như sau:
“1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
2. Sử dụng không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
3. Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.
4. Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, pháp luật quy định trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa phải sử dụng đúng múc đích, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật đât đai. Về cơ, hành vi xây dựng hàng rào trên đất trồng lúa là hành vi không trái pháp luật. Tuy nhiên, việc xây dựng hàng rào phải được thực hiện đúng theo mục đích sử dụng để không làm ảnh hướng đến việc sử dụng đất của người khác.
Theo Điều 11 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai thì “làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác” là hành vi gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác. Để tránh bị xử phạt hành chính về hành vi này thì bạn cần phải nắm rõ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, về hình thức của hàng rào. Hàng rào được xây dựng không được làm cản trở, gây khó khăn trong quá trình sử dụng đất của người khác. Chẳng hạn, hàng rào không được chắn ngang lối đi duy nhất của khu đất khác, không được làm ảnh hưởng đến hệ thống điện,nước của công trình trên khu đất khác…Như vậy, với đất trồng lúa thì bạn có thể sử dụng các loại hàng rào bằng cây xanh hoặc hàng rào không kiên cố khác.
Lưu ý, bạn không được xây dựng hàng rào kiên cố, sẽ làm thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng đất và đó còn là hành vi được coi là thay đổi mục đích sử dụng đất trái phép quy định tại Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
Thứ hai, về mục đích của hàng rào. Hàng rào được xây dựng không để che giấu cho những hành vi trái pháp luật như: thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp hoặc đất trồng cây lâu năm; khai thác tài nguyên trong đất…
Như vậy, trường hợp của bạn có thể làm hàng rào không kiên cố để không ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.