Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Quyền yêu cầu giành lối đi vào bất động sản liền kề. Quy định về lối đi qua bất động sản liền kề.

05/04/2017 15:13
Câu hỏi:

Gia đình tôi có sở hữu một mảnh đất từ năm 2006 có sổ đỏ. Nhưng không sử dụng đến, hiện nay mảnh đất đó có đào ao thả cá chung với ao của làng.
Hiện nay làng tôi có nhu cầu làm đình làng, cả làng nhất trí bán khu đất ở gần mảnh đất nhà tôi để lấy tiền làm đình. Nhưng theo cách chia của làng thì họ bán cả đất phía trước đất nhà tôi.
Nếu bán như vậy đất nhà tôi không còn lối vào.
Vậy xin luật sư cho tôi hỏi:
Làng tôi làm thế có đúng ko?
Nhà tôi có quyền yêu cầu lối đi cho gia đình tôi không?
Việc đó được quy định tại văn bản pháp luật nào?
Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn đến Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội.

Về nội dung bạn quan tâm, Công ty Luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, việc làng bạn bán đất là hợp pháp nếu quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của cả cộng đồng dân cư (làng bạn) một cách hợp pháp.

Khoản 5 Điều 3 Luật Đất đai 2013 về người sử dụng đất quy định:

“Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;”

Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam thừa nhận và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư có quyền sở hữu quyền sử dụng đất và được tham gia vào các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của mình.

Cụ thể, khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định cụ thể:

“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Bởi vậy, nếu chứng minh được quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất một cách hợp pháp thì làng của bạn hoàn toàn có quyền thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho chủ thể khác.

Thứ hai, trong trường hợp này, quyền và lợi ích của gia đình bạn vẫn được đảm bảo theo quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015.

“Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Điều quan trọng trong trường hợp này là không phụ thuộc vào việc ai là chủ sở hữu đối với quyền sử dụng thửa đất mà làng bạn sắp bán và những thửa đất xung quanh thửa đất mà gia đình bạn đã có sổ đỏ thì bạn luôn có quyền được tạo một lối đi trên những bất động sản liền kề theo quy định tại điều 275 nêu trên. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, để được thực hiện quyền này thì bạn cần chứng minh thửa đất của gia đình bạn bị bao bọc bởi các thửa đất khác dẫn đến việc không có lối đi ra- vào dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sử dụng thửa đất đó.

Như vậy, dù ai là chủ sở hữu của thửa đất mà làng bạn có ý định bạn thì bạn cũng có quyền yêu cầu người đó tạo điều kiện để bạn có lối đi riêng dẫn vào bất động sản của mình, đổi lại bạn cũng cần dành cho chủ sở hữu bất động sản liền kề đó một lợi ích nhất định nào đó theo thỏa thuận của hai bên.

Theo Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định:

“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất.”
Trong trường hợp này, gia đình bạn có thể tự thỏa thuận với phía bên làng về việc dành cho lối đi ra đường công cộng. Nếu không tự thỏa thuận được thì gia đình bạn có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân xã để hòa giải. Nếu không hòa giải được thì gia đình bạn có thể gửi đơn khởi kiện lên Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đang có đất để giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, bạn hãy gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn!

Chúc bạn may mắn và thành công!

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 152/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch Nghị định 152/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch
Thông tư 37/2014/TT-BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Thông tư 37/2014/TT-BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định 23/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2011/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ Nghị định 23/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2011/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ
Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 Về thu tiền sử dụng đất. Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 Về thu tiền sử dụng đất.
Nghị định 99/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở Nghị định 99/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở
Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất
Luật nhà ở số 65/2014/QH13 Luật nhà ở số 65/2014/QH13
Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005 Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005
Luật Đất đai 2013 Luật Đất đai 2013
Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở. Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở.
Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính
Nghị quyết 134/2016/QH13 Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia Nghị quyết 134/2016/QH13 Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia
Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Về giao dịch Nhà ở trước ngày 1.7.1991 Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Về giao dịch Nhà ở trước ngày 1.7.1991
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014  Quy định về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 Quy định về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Nghị định 84/2013/NĐ-CP Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư Nghị định 84/2013/NĐ-CP Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư