Quy định về lối đi chung, riêng qua bất động sản liền kề?
01/04/2017 16:33
Thưa luật sư!
Tôi có thắc mắc sau xin nhờ luật sư tư vấn: Tôi được cấp đất làm nhà năm 1985. Nhưng mãi năm 1992 tôi mới được xã về cắt cho lối đi riêng vào nhà. (Từ đường lớn vào nhà tôi khoảng 100m trên đất của ông cha tôi để lại và không hề tranh chấp với ai vì nó là con đường chỉ vào nhà tôi ở). Tôi đã bỏ tiền ra làm con đường rộng chừng 3m, lát đá chống xói lở.
Năm 2005 một số hộ có đất canh tác trước cửa nhà tôi tự ý đi nhờ để sản xuất. Sau hơn 10 năm cho đi nhờ tôi thấy bất tiện vì đến vụ sản xuất mọi người cứ dựa xe máy, xe đạp vào cánh cổng nhà tôi, thậm chí còn buộc cả trâu, bò, để xe bò chắn hết lối vào nhà tôi. Do vậy năm 1016 tôi quyết định rào lối đi xuống đồng và không cho mọi người qua lối đi vào nhà tôi nữa. Rất nhiều người cho rằng tôi đã vi phạm vào Luật đất đai 2012. Vậy tôi nhờ Luật sư tư vấn xem tôi có vi phạm Luật không?
Xin chân thành cảm ơn!
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì lối đi đó là lối đi riêng vào nhà bạn do UBND xã cấp năm 1992, tức là thuộc sở hữu hợp pháp của gia đình bạn cho nên gia đình bạn được quyền sử dụng, định đoạt mà không ai được cản trở.
Tuy nhiên, Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
"1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
Như vậy, nếu những hộ dân có đất canh tác đó bị vây bọc bởi các bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có lối đi thì bạn là chủ sở hữu bất động sản liền kề phải có trách nhiệm cung cấp lối đi cho những hộ dân đó.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.