Quy định pháp luật về việc giải quyết tranh chấp đất có mồ mả.
27/04/2017 13:54
Chào Luật sư! Tôi có một vấn đề cần nhờ Luật sư tư vấn như sau:
Tôi dự định khởi kiện đến Tòa án huyện về việc đòi lại đất vườn có mồ mả bị chiếm đoạt. Vì trước đó, tôi có làm đơn gửi lên UBND huyện, nhưng họ trả lời đơn kiến nghị của tôi không chính xác, làm sai lệch hồ sơ, có dấu hiệu bao che, nên tôi gửi tiếp đơn phản ánh và kiến nghị đến UBND tỉnh, xin giải quyết lần 2. Từ ngày 28/01/2015 đến nay đã 3 lần gửi nhưng tôi vẫn không được trả lời là tại sao?
Nếu tôi gửi đơn kiện ra Tòa án thì có được không và án phí tôi đóng có giá ngạch, hay không có giá ngạch theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH ngày 27/02/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Xin cảm ơn Luật sư!
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Trong trường hợp của bạn, lý do mà chính quyền địa phương và Tòa không phản hồi lại đơn của bạn là do hiện nay, pháp luật chưa có một quy định nào quy định rõ ràng về vấn đề này.
Hiện nay, mồ mả không được coi là tài sản gắn liền với đất hoặc là tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2005. Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến mồ mả cũng không được pháp luật quy định cụ thể nên khi gặp chuyện, cơ quan chức năng lúng túng.
Cho đến nay chưa hề có một văn bản pháp luật nào quy định cho tòa hay ủy ban giải quyết những tranh chấp về mồ mả, hài cốt. Ngay cả Tòa án Nhân dân Tối cao cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn riêng cho ngành tòa án. Các trường hợp giải quyết những tranh chấp có liên quan đến mồ mả, một phần do phong tục, tập quán, khiến việc giải quyết tranh chấp đất này rất khó khăn.
Có ý kiến cho rằng một khi pháp luật dân sự chưa điều chỉnh thì có thể áp dụng tập quán theo quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2005 trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.
Đê giải quyết tranh chấp, chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể nên tổ chức vận động, thuyết phục các bên đương sự tìm ra hướng giải quyết phù hợp với truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, thực tế, khi các bên không thống nhất được với nhau thì chính quyền địa phương cũng không thể làm gì, cũng không thể giải quyết dứt điểm được tranh chấp.
Có rất nhiều tòa quận, huyện cũng từng gặp khá nhiều vụ tranh chấp về đất đai có liên quan đến mồ mả trên phần đất đó. Các tòa đều lúng túng, có tòa từ chối thẳng thừng, trả đơn kiện nhưng cũng có tòa thụ lý xong rồi không biết xử sao, phải hỏi ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ của cấp trên.
Vì vậy, các cơ quan chức năng cần suy nghĩ và bổ sung về vấn đề này trong việc ban hành và bổ sung pháp luật.
Trường hợp bạn muốn hỏi về mức án phí, lệ phí theo Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án. Thực tế, nếu có tranh chấp đất đai có liên quan đến mồ mả thì tòa sẽ chỉ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, không thụ lý, giải quyết phần mồ mả.
Nếu tòa án thụ lý giải quyết về tranh chấp quyền sử dụng đất, tùy từng vụ án tranh chấp có nội dung giống nhau, nhưng mức án phí Toà án áp dụng lại khác nhau. Có vụ Tòa áp dụng mức án phí không có giá ngạch 200.000đ, có vụ lại áp dụng án phí có giá ngạch 5% để buộc đương sự phải nộp.
Thực tế các vụ việc giải quyết tranh chấp dân sự liên quan đến đất đai có mồ mả rất hiếm được tòa án thụ lý và giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn.Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.