Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước lãng phí, gây thất thoát bị xử lý như thế nào ?

30/03/2017 11:59
Câu hỏi:

Thưa luật sư! Tôi có thắc mắc sau xin nhờ luật sư tư vấn: Tôi thấy trong xã hội có một sự lãng phí rất lớn trong việc sử dụng và quản lý tài sản công (tài sản nhà nước) ngoài các tội danh đã được quy định trong luật hình sự tôi không biết liệu đã có thiết chế hành chính nào xử phạt hành vi này hay chưa ? xin luật sư cung cấp thông tin về văn bản pháp luật và cụ thể hóa một số hành vi để người dân tiện theo dõi, giám sát. Xin cảm ơn!

Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:

Nghị định số 66/2012/NĐ-CP là văn bản mới nhất của nhà nước ban hành về việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và sử dụng tài sản nhà nước:

Xử phạt hành chính trong việc mua sắm (thuê) tài sản bằng vốn nhà nước:

Điều 8. Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về mua sắm tài sản nhà nước

1. Xử phạt tổ chức có hành vi thực hiện mua sắm tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc, tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có tổng giá trị một lần mua dưới 100 triệu đồng (sau đây gọi chung là tài sản có tổng giá trị một lần mua dưới 100 triệu đồng);

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc, tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) có tổng giá trị một lần mua từ 100 triệu đồng trở lên (sau đây gọi chung là tài sản có tổng giá trị một lần mua từ 100 triệu đồng trở lên) và xe ô tô;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật.

3. Xử phạt tổ chức có hành vi mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua sắm tài sản có giá trị vượt dưới 50 triệu đồng so với tiêu chuẩn, định mức quy định;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua sắm tài sản có giá trị vượt từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng so với tiêu chuẩn, định mức quy định;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua sắm tài sản có giá trị vượt từ 100 triệu đồng trở lên so với tiêu chuẩn, định mức quy định.

4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm các quy định tại Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Bồi thường số tiền tương ứng với giá trị tài sản mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức quy định;

c) Bị thu hồi tài sản nhà nước.

Điều 9. Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về thuê tài sản

1. Xử phạt tổ chức có hành vi thực hiện thuê tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền, thuê tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản không đúng quy định:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản có giá trị hợp đồng thuê dưới 100 triệu đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản có giá trị hợp đồng thuê từ 100 triệu đồng trở lên.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm các quy định tại Khoản 1 Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Hủy hợp đồng hoặc điều chỉnh lại hợp đồng thuê tài sản; bồi thường số tiền bị phạt do phải hủy hoặc điều chỉnh hợp đồng kinh tế (nếu có).

Xử phạt hành chính về việc sử dụng, quản lý tài sản nhà nước:

Điều 10. Xử phạt tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bố trí, sử dụng tài sản có giá trị vượt dưới 50 triệu đồng so với tiêu chuẩn, định mức.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bố trí, sử dụng tài sản có giá trị vượt từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng so với tiêu chuẩn, định mức.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bố trí, sử dụng tài sản có giá trị vượt từ 100 triệu đồng trở lên so với tiêu chuẩn, định mức.

4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm các quy định tại Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Bồi thường thiệt hại do việc bố trí, sử dụng tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức quy định gây ra;

c) Bị thu hồi tài sản nhà nước.

Điều 11. Xử phạt tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc, tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản (sau đây gọi chung là tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng) không đúng mục đích.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc, tài sản khác không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản và xe ô tô không đúng mục đích.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không đúng mục đích.

4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm các quy định tại Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;

c) Bị thu hồi tài sản nhà nước sử dụng sai mục đích.

Điều 12. Xử phạt tổ chức có hành vi cho mượn tài sản nhà nước không đúng quy định

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm các quy định tại Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;

c) Bồi thường thiệt hại do hành vi cho mượn tài sản gây ra;

d) Bị thu hồi tài sản nhà nước cho mượn không đúng quy định.

Điều 13. Xử phạt tổ chức có hành vi biếu, tặng cho, trao đổi tài sản nhà nước không đúng quy định

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biếu, tặng cho, trao đổi tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi biếu, tặng cho, trao đổi tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi biếu, tặng cho, trao đổi tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp thu hồi đối với tài sản biếu, tặng cho, trao đổi không đúng quy định.

Điều 14. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều này còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và trả lại trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bị lấn chiếm;

b) Buộc phá dỡ công trình đã xây dựng trên phần diện tích lấn chiếm;

c) Bồi thường thiệt hại do hành vi lấn chiếm gây ra.

Ngoài ra còn rất nhiều các quy định chi tiết khác về mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm. Bạn có thể xem toàn văn: Nghị định số 66/2012/NĐ-CP của Chính phủ .
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 72/2009/NĐ-CP Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Nghị định 72/2009/NĐ-CP Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà... Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
Nghị định 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú Nghị định 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú
Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Nghị định 104/2014/NĐ-CP Quy định về khung giá đất Nghị định 104/2014/NĐ-CP Quy định về khung giá đất
Luật số 63/2006/QH11 Kinh doanh bất động sản Luật số 63/2006/QH11 Kinh doanh bất động sản
Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất
Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định việc quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển; việc sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đổi công ty, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định việc quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển; việc sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đổi công ty, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;
Luật đất đai năm 2003 Luật đất đai năm 2003
Nghị định 46/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền thuê đất,  thuê mặt nước Nghị định 46/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Nghị định 97/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam Nghị định 97/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam
Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở. Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở.
Nghị định số 43/2014/NĐ- CP Hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013 Nghị định số 43/2014/NĐ- CP Hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013
Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Về giao dịch Nhà ở trước ngày 1.7.1991 Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Về giao dịch Nhà ở trước ngày 1.7.1991
Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông tư 80/2011/TT-BCA Quy định về quy trình đăng ký cư trú Thông tư 80/2011/TT-BCA Quy định về quy trình đăng ký cư trú
Nghị định 84/2013/NĐ-CP Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư Nghị định 84/2013/NĐ-CP Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư