Quản lý, sử dụng đất của dòng họ
30/11/2016 11:29
Chào luật sư, tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp.
Nhà thờ của dòng họ mình được xây dựng năm 1848 đến năm 1947 tiếp tục xây dựng thêm và hiện nay trở thành Từ đường có niên đại lâu đời nhất tại Hải Phòng. Trong đó có các văn bia ghi rõ chủ quyền lãnh thổ diện tích đất đai của dòng họ là 4 sào vườn ao (khoảng 1440m vuông) và ghi rõ đất này chỉ dành cho việc thờ phụng tổ tiên, không được chuyển đổi, bán, nhượng, hiến tặng cho cá nhân nào, trừ chính quyền trưng dụng.
Qua thời gian đã nhiều thế hệ trưởng tộc lần lượt trông coi quản lý Từ đường chăm lo hương hỏa Tổ tiên.
Năm 1984 dòng họ đã đề nghị chính quyền cấp cho gia đình trưởng diện tích đất ở gia chỗ khác và họ đã được cấp đất. Nhưng cả con trai, con gái trưởng không ra họ bảo là xin ở nhờ để chăm lo nhà thờ. Đến năm 2003 từ đường được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử thì khi lúc bấy giờ Sở văn hóa và Bảo tàng thành phố về xác định vị trí, chủ quyền, diện tích nhà thờ thì gia đình nhà trưởng chỉ xác định ranh giới còn 365m vuông coi như mất 1080m vuông đất so với văn bia. Khi lúc bấy giờ dòng họ một số người đứng ra để hỏi trưởng tộc thì trưởng tộc và em gái giơ sổ đỏ ra. Cả dòng họ mình ấm ức, lại được biết thêm chính trưởng tộc bán 360m vuông ao cho nhà bên cạnh.
Theo luật sư việc đòi lại theo đúng văn bia có được không? Mong bạn tư vấn giúp, Từ trước tới nay dòng họ chưa hề kiện tụng đơn thư gì.
Thân ái!
Đây là trường hợp quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng theo quy định tại Điều 220 Bộ luật dân sự năm 2005 về sở hữu chung của cộng đồng: “1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng.