Mương thoát nước và con đường khi bị chiếm dụng
23/12/2016 14:59
Kính chào luật sư!
Nguyên vào năm 1990, gia đình tôi mua toàn bộ đất của người Dì (bạn dì ruột của mẹ). Cha mẹ tôi thấy, người cậu ở nhờ đất của người Dì, có nuôi người bà của tôi đã già. Cha mẹ tôi thấy vậy nên cho 1 phần đất gò mã của gia đình để ở và canh tác khoảng trên 500m vuông và cho đi nhờ đường hàng dừa để đi ra đường chính; cặp hàng dừa là con mương để bơm nước vào ruộng. (Thực tế còn 1 con đường đi nữa của 2 hộ khác để ra đường chính).
sau này nhà cặp con mương tự ý lập đi để sử dụng, 02 hộ khác cũng mửa lối đi chung con đường này. vì tình nghĩa xóm làng nên cha tôi không nói gì. Đến 2005, cha mẹ tôi cất nhà và làm hàng rào nhưng vẫn chừa con đường ngang khoảng 2m, dài gần 30m cho 03 hộ đi (trong đó có ông cậu), các hộ không đồng ý và gửi đơn ra xã để kiện.
Chính quyền ấp tổ chức hòa giải, vận động giải thích và các hộ này tình nguyện rút đơn, nhưng vẫn còn 1 hộ cứ ngấm ngầm không đồng tình, canh những chuyện lặt vặt của gia đình mà chưởi cha mẹ tôi hoài. Gần đây, vào mùa mưa, vòi nười từ mái nhà thoát ra ngoài, hộ này lại chưởi cha mẹ tôi, kêu gia đình không được cho vòi nước đưa ra làm ướt áo của họ. gia đình tôi thật búc xúc làm sao
Vậy xin luật sư hướng dẫn, gia đình tôi phải làm sao và có thể lấy lại con mương và con đường. (minhtttg@...)
Ngoài ra, Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 cũng có quy định về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề, cụ thể như sau: “1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Ðiều này mà không có đền bù.”
Như vậy, pháp luật dân sự đã có những quy định rõ ràng về quyền có lối đi chung. Do đó, bất động sản ở phía trong hoàn toàn có quyền mở lối đi qua bất động sản liền kề. Nếu bất động sản ở phía ngoài cho rằng lối đi này là của riêng họ thì phải có nghĩa vụ chứng minh và việc đền bù sẽ theo thoải thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trên thực tế cho thấy rằng, các tranh chấp phát sinh liên qun đến vấn đề này diễn ra khá phổ biến.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.