Mua bán đất đai cần chú ý những vấn đề gì để tránh rủi ro?
09/05/2017 10:11Xin chào luật sư, hiện tại vợ chồng tôi có một căn nhà muốn mua nhưng khi xem trên giấy quyền sử dụng đất của chủ nhà ghi là "Thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn đường sắt". Miếng đất này nằm cạnh đường sắt, đã xây một căn nhà cấp bốn, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích đất là 32.7 m2 Tôi muốn hỏi luật sư là tôi mua miếng đất này có bán lại được không hay muốn xây lên nhà kiên cố ( 2 hay 3 tầng) có được pháp luật cho phép không? Tôi xin chân thành cảm ơn?
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị là một khoảng trống dọc theo đường ray nhằm đảm bảo việc tàu chạy, lưu thông trên đường sắt và đảm bảo cho công tác phục vụ cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.
Theo quy định tại Điều 168 Luật đất đai 2013 về thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất thì chỉ khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất mới được thực hiện các quyền như: chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho...Do người bán đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nên khi bạn nhận chuyển nhượng thì bạn sẽ có quyền chuyển nhượng cho người khác, nhưng bạn cũng cần lưu ý nếu trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có quy định không được chuyển nhượng hay hạn chế chuyển nhượng...
Đối với trường hợp bạn muốn xây nhà, hay nhà đã được xây dựng sẵn từ người chủ trước thì có thể việc xây dụng này là không hợp pháp bởi vì theo quy định tại Điều 4 Thông tư 37/2014/TT-BGTVT về nguyên tắc chung trong sử dụng đất thuộc hành lang an toàn giao thông thì trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị thì bán sẽ không được phép tự ý xây dựng công trình, không được xâm phạm không gian hay thực hiện các hành vi xâm phạm đên sự ổn định, tuổi thọ công trình và an toàn chạy tàu. Và khi muốn xây dụng một công trình mới hay cải tạo một công trình đã hiện hữu nằm trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị thì người thực hiện việc này phải thỏa thuận với cơ quan chủ quản tuyến đường sắt đô thị đó và được cấp giấy phép xây dựng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Thông thường, việc xây dựng công trình là nhà ở trong phạm vi bảo vệ ạn toàn công trình đường sắt sẽ không được xây dựng vì ảnh hưởng đến an toàn của con người cũng như công trình đường sắt.
Bạn phải xem xét căn nhà cấp 4 của chủ cũ đã xây thì có được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hay chưa, hoặc nếu chưa có thì phải xem xét khi xây dựng đã được cấp giấy phép xây dựng chưa, vì nếu không có thì việc xây dựng là trái phép và nếu bạn mua sẽ rất dễ gặp rủi ro, có thể bị buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trên đất.
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.