Mảnh đất có sổ đỏ riêng có khi nào thuộc sở hữu chung không?
03/04/2017 14:23
Tôi rất mong nhận được tư vấn của luật sư về việc: Ông nội tôi có mảnh đất hơn 3000m vuông, ông chia cho 5 người con (bố tôi là con trưởng), mỗi người hơn 400m, và 1 mảnh của ông cũng hơn 400m cho bố tôi.
Sau khi ông mất mảnh đất được anh em họp và làm 6 bìa đỏ trong đó bố mẹ tôi có 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng. Trong 2 mảnh đất này có 1 mảnh có nhà ông bà ở từ năm 1976 đến nay bố mẹ và em trai tôi vẫn ở. Khi bố tôi mất có chuyển quyền sử dụng đất cho em trai tôi. Các mảnh đất được để lại đều không có di chúc, chỉ mặc định tự hiểu rằng bố tôi rồi đến em trai tôi là trưởng họ có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên. Tôi xin hỏi.
1. Mảnh đất đã có giấy chứng nhận quyền SD đất của em tôi có thuộc sở hữu chung của tất cả các cô chú trong nhà không?
2. Đất đó mọi người có được phép xây dựng nhà thờ họ không? Trong khi Em tôi vẫn chịu trách nhiệm thờ cúng chung.
3. Quy định, thủ tục về đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 01 cá nhân thì khi nào trở thành đất của cộng đồng, sử dụng xây dựng nhà thờ họ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty luật Bảo Chính. Về nội dung bạn hỏi chúng tôi trả lời như sau:
Thứ nhất, theo Luật đất đai 2013 quy định:
"Điều 97. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này."
-> Căn cứ vào quy định trên, mảnh đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của em bạn thhif thuộc sở hữu của riêng em bạn chứ không thể là sở hữu chung được.
Thứ hai, trong trường hợp của bạn có 2 loại đất:
1 mảnh do bố mẹ bạn chuyển quyền sử dụng sang cho em bạn, 1 mảnh của ông bà để lại chưa sang tên và không có di chúc. Nếu mảnh đất do em bạn đứng tên thì việc xây dựng nhà thờ họ hay không thì tùy thuộc vào quyết định của em bạn; Còn mảnh đất của ông bà không có di chúc kia thì pháp luật không có quy định về yếu tố "mặc nhiên thừa nhận", vệc thờ cúng là trách nhiệm thì có thể mặc nhiên được.
Căn cứ vào quy định tại Điều 211 BLDS 2015:
"Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng
1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia."
Thứ ba, Quyền sử dụng đất của 1 cá nhân sẽ trở thành đất cộng đồng khi được cấp đổi giấy chứng nhận, thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận như sau:
a) Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ trao cho người nộp; trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn làm lại đúng quy định.
Thời gian nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
b) Bước 2: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiến hành đo đạc; lập biên bản đo đạc, xác minh hiện trường có xác nhận của chủ sử dụng đất; thu phí, lệ phí theo quy định;
Hoàn chỉnh hồ sơ trình lãnh đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất ký duyệt; viết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyển phòng Tài nguyên & Môi trường.
c) Bước 3: Phòng Tài nguyên & Môi trường thẩm định, ký duyệt; trình lãnh đạo UBND cấp huyện phê duyệt kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
d) Bước 4: Chủ sử dụng đất nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện
Chủ sử dụng đất nộp phiếu hẹn, cán bộ trả kết quả kiểm tra chứng từ nộp lệ phí và yêu cầu chủ sử dụng đất ký nhận vào sổ theo dõi và trao giấy chứng nhận. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản uỷ quyền được công chứng, chứng thực và chứng minh nhân dân của người được uỷ quyền.
Thời gian trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể gọi 19006281 để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng!
Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia các vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, thương mại, kinh tế… vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.