Hoán đổi đất
10/03/2017 11:48
Câu hỏi:
Xin chào luật sư. gia đình tôi có 2 căn nhà đều có GCNQSHNƠ&QSDDƠ với tổng diện tích là 162m2 và đất vườn với diện tích la 901m2(được cấp GCNQSDD). phía sau đất của chúng tôi, có Cty dự định mở dự án bán đất nền. Họ đế nghị hoán đổi đất (đất ở 200m2, dất vườn 929m2) với chúng tôi để mở đường. họ hứa là sau khi làm đường phần diện tích đất vườn còn dư(xac ranh đất) sẽ cho chúng tôi dể nhập vào 929m2 dất vườn. xin hỏi luật sư phần đất dư đó có thể xin hợp thửa đươc không?
Trả lời:
Bạn đang có một lời đề nghị hoán đổi đất để mở đường và sau khi làm đường thì phần diện tích còn dư sẽ cho bạn nhập vào diện tích đất vườn. Trường hợp hoán đổi được gọi là chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho người khác
Trước hết, về hình thức chuyển quyền sử dụng đất, Ðiều 500 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.”
Cũng theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất”
Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi chuyển quyền sử dụng hai thửa đất thuộc quyền sử dụng của bạn, việc chuyển quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
Có thể thấy, theo các quy định của pháp luật hiện hành việc đổi đất của bạn được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, bạn cần lưu phải có hợp đồng được công chứng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hai mảnh đất cần có văn bản đồng ý về việc trao đổi đất để tránh tranh chấp về sau. Bạn cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, văn bản thỏa thuận việc trao đổi đất (cần có tỉ lệ trao đổi, vị trí,... thật cụ thể), văn bản đồng ý của những người có liên quan, các giấy tờ tùy thân.
Như vậy, bạn muốn thực hiện thủ tục hợp thửa sẽ căn cứ theo quy định tại điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP để giải quyêt và việc hợp thửa đất phải phù hợp với quy hoạch của địa phương. Việc hợp thửa đất chỉ thực hiện đối với các thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất và diện tích đất nằm liền kề nhau thì hoàn toàn có thể tiến hành hợp thửa.
Công ty luật Bảo Chính trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên
Trước hết, về hình thức chuyển quyền sử dụng đất, Ðiều 500 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.”
Cũng theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất”
Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi chuyển quyền sử dụng hai thửa đất thuộc quyền sử dụng của bạn, việc chuyển quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
Có thể thấy, theo các quy định của pháp luật hiện hành việc đổi đất của bạn được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, bạn cần lưu phải có hợp đồng được công chứng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hai mảnh đất cần có văn bản đồng ý về việc trao đổi đất để tránh tranh chấp về sau. Bạn cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, văn bản thỏa thuận việc trao đổi đất (cần có tỉ lệ trao đổi, vị trí,... thật cụ thể), văn bản đồng ý của những người có liên quan, các giấy tờ tùy thân.
Như vậy, bạn muốn thực hiện thủ tục hợp thửa sẽ căn cứ theo quy định tại điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP để giải quyêt và việc hợp thửa đất phải phù hợp với quy hoạch của địa phương. Việc hợp thửa đất chỉ thực hiện đối với các thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất và diện tích đất nằm liền kề nhau thì hoàn toàn có thể tiến hành hợp thửa.
Công ty luật Bảo Chính trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên