Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề
03/10/2016 15:19
Câu hỏi:
Gia đình chị G quyết định mua lại diện tích nhà ở của anh T. Trong hợp đồng mua nhà, chị G đề nghị anh T bổ sung điều khoản về chuyển giao quyền sử dụng lối đi chung với gia đình ông N. Xin hỏi đề nghị của G trong trường hợp này có thỏa đáng không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
Trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Theo Điều 246 Bộ luật dân sự, quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc. Như vậy, giữa gia đình anh T và gia đình ông N đã thỏa thuận về quyền sử dụng lối đi chung giữa hai nhà. Khi chuyển giao bất động sản theo hợp đồng mua bán nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất giữa chị G và anh T, việc chị G đề nghị bổ sung điều khoản về chuyển gia quyền sử dụng lối đi chung chung là phù hợp với quy định của pháp luật dân sự. Điều 247 Bộ luật dân sự đã quy định về hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề như sau: Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Trên đây là ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc, hy vọng có thể giúp bạn tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Hãy Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Theo Điều 246 Bộ luật dân sự, quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc. Như vậy, giữa gia đình anh T và gia đình ông N đã thỏa thuận về quyền sử dụng lối đi chung giữa hai nhà. Khi chuyển giao bất động sản theo hợp đồng mua bán nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất giữa chị G và anh T, việc chị G đề nghị bổ sung điều khoản về chuyển gia quyền sử dụng lối đi chung chung là phù hợp với quy định của pháp luật dân sự. Điều 247 Bộ luật dân sự đã quy định về hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề như sau: Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Trên đây là ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc, hy vọng có thể giúp bạn tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Hãy Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).