Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Hậu quả khi tài sản hình thành trong tương lai bị đem ra làm tài sản bảo đảm nhiều lần

02/04/2017 15:49
Câu hỏi:

Kính chào Luật sư, Em mới vào Ngân hàng làm việc nên có một số vấn đề cần nhờ Luật sư tư vấn như sau ạ:
Khi Chủ đầu tư Bất động sản (BĐS) thực hiện thế chấp toàn bộ dự án ( gồm trung tâm thương mại và các căn hộ tại dự án) để vay vốn ngân hàng để có tiền thi công dự án. Sau đó, khi xây xong phần móng, Công ty BĐS tiến hành bán căn hộ cho người mua và người mua nhà lại dùng chính căn hộ đã mua để thế chấp vay vốn tại ngân hàng (có thể tại chính ngân hàng đã cho Chủ đầu tư vay hoặc ngân hàng khác). Như vậy có sự trùng lặp toàn bộ hoặc một phần về tài sản bảo đảm cho khoản vay của các bên tại ngân hàng.
Em xin được hỏi luật sư là với vấn đề nêu trên pháp luật về BĐS quy định như thế nào? Khi có tranh chấp xảy ra, sẽ giải quyết quyền lợi của của các ngân hàng như thế nào về tài sản đảm bảo khoản vay? Hoặc trong trường hợp Chủ đầu tư bán lại cho một Sàn BĐS để đầu tư và Sàn BĐS đó dùng số căn hộ mua (đầu tư) thế chấp để vay vốn ngân hàng. Sau đó Sàn BĐS môi giới bán các căn hộ cho người mua, người mua dùng chính các căn hộ đã mua để thế chấp vay vốn ngân hàng. Và như vậy, lại thêm sự trùng lặp về tài sản đảm bảo cho khoản vay. Xét về logic, sau khi bán được căn hộ (đặt cọc mua căn hộ) Sàn BĐS phải trả gốc vay cho ngân hàng và ngân hàng thực hiện giải tỏa tài sản đảm bảo là chính căn hộ đã bán để người mua có thể dùng lại căn hộ đó để thế chấp vay vốn ngân hàng.
Em xin được hỏi, trong trường hợp Sàn BĐS không trả giảm khoản vay và tiến hành giải chấp căn hộ đã bán, và người mua vẫn dùng chính căn hộ (tài sản hình thành trong tương lai) để thế chấp vay vốn ngân hàng. Quy định của pháp luật về trường hợp này như thế nào? Và trong trường có sự tranh chấp về tài sản bảo đảm giữa các ngân hàng, sẽ xử lý vấn đề này như thế nào? Em xin được chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, xin trả lời như sau:

- Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai:

+ Như thông tin bạn cung cấp, tài sản hình thành trong tương lai ở đây là dự án xây dựng và các căn hộ. Theo quy định tại khoản 1- Điều 55 - Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 thì tài sản hình thành trong tương lai được phép đưa vào kinh doanh khi đã có biên bản nghiệm thu phần móng. Như vậy, các căn hộ mà được thế chấp đã đáp ứng đủ điều kiện đưa vào kinh doanh và có nghĩa rằng được phép sử dụng làm tài sản bảo đảm trong các giao dịch.

+ Khoản 1 - Điều 342 - Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

" Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

....................................

Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai ".
Như vậy, các dự án xây dựng, căn hộ với tư cách là tài sản hình thành trong tương lại được sử dụng làm tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.

+ Vấn đề thế chấp nhiều lần:

Khoản 2-Điều 3-Thông tư 26/2015/TT-NHNN ngày 9 tháng 12 năm 2015 hướng dẫn trình trự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai có quy định: "Chủ đầu tư được thế chấp dự án hoặc nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng để vay vốn phục vụ cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó".

Đoạn 2-Khoản 3-Điều 3-Thông tư 26/2015/TT-NHNN cũng quy định: " tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng để mua chính nhà ở đó".
Khoản 1-Điều 324-Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự...".

Như vậy, việc chủ đầu tư dùng dự án xây dựng thế chấp tại ngân hàng để có vốn đầu tư vây dựng và bán căn hộ trong dự án đó cho người mua. Sau đó người mua sử dụng căn hộ đó là tài sản thế chấp tại ngân hàng để vay vốn mua căn hộ đó là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

- Quyền lợi của Ngân hàng nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai:
Đây là một vấn đề thực tế xảy ra nhiều và các ngân hàng cũng rất quan tâm. Làm sao để bảo vệ được quyền lợi khi có quá nhiều nghĩa vụ phải thực hiện mà chỉ có một tài sản bảo đảm? Thắc mắc này của bạn xin trả lời như sau:

+ Xử lý tài sản thế chấp khi tới hạn thực hiện nghĩa vụ:

Điều 355 quy định: " Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại điều 336 và 338 của Luật này".
Điều 336 quy định: " Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định cảu pháp luật để thực hiện nghĩa vụ...".

Như vậy, nếu khi tới hạn thanh toán nghĩa vụ trả nợ mà chủ đầu tư hay người mua căn hộ không thanh toán thì Ngân hàng được phép xử lý tài sản bảo đảm đó theo các phương thức pháp luật quy định.

+ Thứ tự ưu tiên thanh toán:

Tình huống của bạn đưa ra là một tài sản được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ được xử lý như sau:
Khoản 3-Điều 324-Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác.

Trong trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thoả thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn".

Theo đó, khi các giao dịch dân sự đều có chung một tài sản bảo đảm mà một nghĩa vụ tới hạn thì các nghĩa vụ khác dù chưa tới hạn vẫn được coi là đến hạn và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm đó. Như vậy, các ngân hàng sẽ tham gia vào quá trình xử lý các căn hộ đó và câu chuyện Ngân hàng nào sẽ được thanh toán trước, ngân hàng nào được thanh toán sau và được thanh toán bao nhiêu? Điều 325-Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định cụ thể điều chỉnh vấn đề này.

"Điều 325. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Thứ tự ưu tiên thánh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định như sau:

1. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký;

2. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;

3. Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm".

Điều 6-Nghị định 163/2006/NĐ-CP có hướng dẫn cụ thể như sau:

"Điều 6. Thứ tự ưu tiên thanh toán

1. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Dân sự.

2. Các bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản có quyền thoả thuận về việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

3. Trong trường hợp số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán cho các bên nhận bảo đảm có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán thì số tiền đó được thanh toán cho các bên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm".

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mặc của bạn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng gọi số: 1900 6281 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Bảo Chính.

Rất mong nhận được sự hợp tác!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
Luật số 65/2014/QH13 Quy định về Nhà ở Luật số 65/2014/QH13 Quy định về Nhà ở
Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005 Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005
Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Về giao dịch Nhà ở trước ngày 1.7.1991 Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Về giao dịch Nhà ở trước ngày 1.7.1991
Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
Nghị định 117/2015/NĐ-CP Về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Nghị định 117/2015/NĐ-CP Về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất
Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị
Nghị định 23/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2011/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ Nghị định 23/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2011/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ
Nghị định 39/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị Nghị định 39/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở. Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở.
Nghị định 97/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam Nghị định 97/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam
Nghị định 46/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền thuê đất,  thuê mặt nước Nghị định 46/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Luật đất đai năm 2003 Luật đất đai năm 2003
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính
Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Nghị định 152/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch Nghị định 152/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch
Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghị định 84/2013/NĐ-CP Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư Nghị định 84/2013/NĐ-CP Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư