Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

03/04/2017 15:19
Câu hỏi:

Thưa luật sư!
Câu hỏi thứ nhất là: Bà A không có con cái nên nhận Ba em làm con nuôi, Bà A lớn tuổi nên đã ủy quyền căn nhà cho Ba em để ở rồi Bà A chỉ để lại toàn bộ giấy tờ nhà cửa gồm: cuốn sổ xanh nhà cửa, tờ ủy quyền, tờ cam kết cho Ba em (căn nhà cho Ba em ở), rồi dọn đi chổ khác không ở căn nhà này nữa. Mấy chục năm sau, tức là bây giờ, nhà nước kêu gọi toàn bộ phải cấp sổ hồng nhà cửa, Ba em cũng nộp hết số giấy tờ mà Bà A để lại, mà bên ủy Ban nói không được, phải có tờ giấy chứng tử. Mà Ba em lại không có tờ giấy đó vì là 30 mấy năm không liên lạc với Bà A.
Câu hỏi thứ hai là: Ba em ở căn nhà nói trên được 30 mấy năm rồi, vì thương thằng em trai lập gia đình rồi mà không có nhà để ở nên Ba em đã cho Chú em ở phần lầu 1 (Nhà em chỉ có tầng trệt, lầu 1 thôi) rồi sau đó nhập hộ khẩu luôn, từ từ rồi Chú em cứ đòi xây thêm gác nhỏ ở phần sau bếp, Ba em không cho. Vì Chú em không hiểu rõ đầu đuôi căn nhà thế nào nên cho là căn nhà trên là ông Nội để lại, gần đây Chú em cứ khăng khăng đòi bán nhà, phải chia tiền. Trong khi đó căn nhà không phải của Ông Nội để lại, Hai câu hỏi này lần trước luật sư đã trả lời cho em, nhưng ông chú em lại kiếm chuyện nữa, sự việc là như vậy : Ba e không kiếm được giấy chứng tử của bà A, nên Ủy ban phường đã kêu hóa giá căn nhà mà ông chú của em không chịu ra tiền cùng hóa giá căn nhà, cứ mấy tháng thì gia đình ông chú cứ kiếm chuyện xây này xây nọ, ba mẹ em bực quá nên ở ngoài mua được căn nhà nhỏ, rồi gia đình em dọn qua nhà mới ở, câu hỏi của em bây giờ là: 1/ Ba mẹ em nhường bước để gia đình ông chú ở hết muốn làm gì thì làm, nhưng ba mẹ lại lo nếu mà tách hết hộ khẩu qua nhà mới không biết lúc đó nếu ông chú ra Ủy ban hóa giá căn nhà hay là tự kiếm luật sư làm giấy tờ lừa hết căn nhà cho là của riêng mình, ổng có thành công hay không tuy nhà đó giấy tờ là của bà A cho ba em?. 2/ Gia đình em có nên tách hết hộ khẩu qua nhà mới hay không, hay là ba em cứ chủ hộ ở căn nhà đó, chỉ vợ con qua nhà mới (nhiều người nói không có hộ khẩu là không phải người của căn nhà đó) 3/ Gia đình ba em đã nhường cho ông chú ở hết, nếu mà cho ổng lấy luôn căn nhà thì ba em thật không cam tâm.
Mong luật sư trả lời sớm câu hỏi của em!

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.

Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về quyền sử dụng đất của ba bạn đối với ngôi nhà trên

Theo quy định tại Điểm a, khỏan 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định:

"Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;..."

Theo như trình bày của bạn. Ba bạn là con nuôi của bà A, bà A đã để lại các giấy tờ bao gồm: "cuốn sổ xanh nhà cửa, tờ ủy quyền, tờ cam kết cho Ba em(căn nhà cho Ba em ở)", có thể thấy là bà A đã thừa kế lại ngôi nhà cùng mảnh đất cho ba bạn. Để chứng minh được bà A thừa kế lại ngôi nhà cùng mảnh đất này cho ba bạn: Theo quy định Bộ luật dân sự quy định về thừa kế quyền sử dụng đất

" Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của bộ luật này và pháp luật về đất đai ".
Theo đó, UNND phường yêu cầu ba bạn phải có giấy chứng tử của bà A . Sau nhiều năm liên không liên lạc và không có tin tức xác thực là bà A còn sống, ba bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố bà A đã chết theo quy định tại BLDS 2015:

“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Như vậy, khi có đủ các căn cứ để chứng minh ba bạn được thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, xác lập quyền sở hữu cuả ba bạn đối với ngôi nhà cùng mảnh đất trên thì chú của bạn sẽ không có quyền gì đối với căn nhà.

Thứ hai, vấn đề tách hộ khẩu

Theo quy định tại điều 25, 27 Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013 quy định:

“Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.

Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.

3. Người không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.”

Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Như vậy, theo quy định của Luật cứ trú, ba bạn có quyền được cấp sổ hộ khẩu cư trú tại ngôi nhà được thừa kế này. Chú của bạn cũng đuợc nhập hộ khẩu khi đã có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình bạn. Ba bạn cũng có quyền tách hộ khẩu riêng cho gia đình bạn và gia đình chú bạn là hai sổ hộ khẩu khác nhau. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, tòan bộ giấy tờ mà bà A để lại là ủy quyền cho ba bạn ở căn nhà này, và nếu ba bạn chứng minh là được thừa kế căn nhà hợp pháp từ bà A thì chú bạn không có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nếu như không có sự đồng ý của ba bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trân trọng!
Công ty Luật Bảo Chính!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định số 43/2014/NĐ- CP Hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013 Nghị định số 43/2014/NĐ- CP Hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013
Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà... Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
Luật số 65/2014/QH13 Quy định về Nhà ở Luật số 65/2014/QH13 Quy định về Nhà ở
Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
Nghị định 99/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở Nghị định 99/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở
Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về thu tiền sử dụng đất Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về thu tiền sử dụng đất
Nghị quyết 19/2008/QH12 Về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam Nghị quyết 19/2008/QH12 Về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Quy định Xử phạt vi phạm hành chính về Đất đai Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Quy định Xử phạt vi phạm hành chính về Đất đai
Thông tư 80/2011/TT-BCA Quy định về quy trình đăng ký cư trú Thông tư 80/2011/TT-BCA Quy định về quy trình đăng ký cư trú
Luật nhà ở số 65/2014/QH13 Luật nhà ở số 65/2014/QH13
Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định  số 31/2014/NĐ-CP quy định  chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú
Luật Đất đai 2013 Luật Đất đai 2013
Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở. Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở.
Nghị định 53/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Nghị định 53/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Nghị định 39/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị Nghị định 39/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
Nghị định 38/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị Nghị định 38/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị