Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Giải quyết tranh chấp, bất đồng về phần đất thờ cúng tổ tiên?

31/03/2017 10:30
Câu hỏi:

Thưa luật sư!
Tôi có thắc mắc sau xin nhờ luật sư tư vấn:
Gia đình bố tôi là trưởng họ và bố tôi là trưởng họ của đời thứ 6. Mảnh đất nhà tôi đang ở hiện nay theo các cụ nói lại là bắt đầu từ đời thứ 3. Đời thứ 3 trưởng họ sinh được 6 người con: 4 trai, 2 gái. 2 người con gái đi lấy chồng không được chia đất, 4 người con trai thì được chia mỗi người 1 mảnh.
Cụ tôi( đời thứ 4) là con trưởng nên ở chính giữa. bên tay trái ngôi nhà là mảnh đất chia cho người con thứ 3 và 4. bên tay phải ngôi nhà là chia cho người con thứ 2. đời thứ 4 (tức cụ tôi) sinh được 4 người con: 3 gái, 1 trai. vì có 1 người con trai nên vẫn ở tại mảnh đất đấy và thờ cúng tổ tiên. đời thứ 5 (tức ông nội tôi) sinh được 5 người con: 3 trai, 2 gái. người con cả là bác tôi đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống mỹ. Bố tôi là người con trai thứ 2 chính vì vậy sau khi ông nội tôi qua đời thì chức trưởng họ sẽ được chuyển sang cho bố tôi. đời thứ 6 (tức bố tôi) sinh được 4 người con gái. khi ông nội tôi còn sống có thông báo trước cả họ là sau khi bố tôi mất thì chức trưởng họ sẽ chuyển sang cho cháu trai( con của người con trai thứ 3 của ông tôi). trước đây nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử đất, mãi đến năm 1998 thì mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân. khi đó ông tôi đang có 2 mảnh đất 1 mảnh là mảnh ông đang ở cùng với gia đình tôi và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đó là bố tôi.
Mảnh còn lại ông cho chú tôi người con trai thứ 3 của ông ở từ năm 1993 và lúc này ông đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất đó. năm 1999 bà nội tôi mất, năm 2001 ông nội tôi cũng qua đời. khi qua đời ông cũng không để lại di chúc nói gì về mảnh đất của gia đình tôi và của gia đình nhà chú tôi cả. năm 2004 nhà nước có chuyển đổi và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì 2 mảnh đất của ông tôi vẫn được giữ tên như năm 1998 không có sự thay đổi nào cả. mãi đến năm 2012 chú tôi mới làm thủ tục sang tên mảnh đất chú đang ở từ tên của ông nội sang tên của chú và lúc này thì đều được sự đồng ý của các con của ông nội tôi. năm 2015 bố tôi mất, sau khi bố tôi mất được mấy tháng thì mẹ tôi có làm thủ tục chuyển tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ tên bố sang tên mẹ tôi và sau đó cũng làm thủ tục cắt 1 phần đất đó cho người con gái thứ 3 theo như ý của bố tôi trước khi còn sống ( bố tôi mất chưa kịp làm di chúc). khi biết ý định của mẹ tôi là cho con gái 1 phần đất thì lúc này người con trai thứ 3 của ông tôi (tức chú tôi) có làm đơn ra xã yêu cầu xã không được giải quyết việc chia cắt mảnh đất cho con gái của mẹ tôi. sau khi nhận được đơn của chú tôi sau 1 thời gian xã có mời cả 2 bên ra để giải quyết. xã xem xét toàn bộ hồ sơ về đất đai của gia đình tôi là hợp pháp và mẹ tôi có thể cắt đất cho con gái của mình điều này không trái pháp luật.
Sau 1 thời gian thì chú tôi và những người trong họ đã làm đơn yêu cầu xã giải quyết, đồng thời cũng gửi đơn lên ubnd huyện nói mảnh đất mà nhà tôi đang ở là mảnh đất của tổ tiên, mẹ tôi chỉ được ở đến khi mẹ tôi qua đời và sau khi mẹ tôi mất mảnh đất đó sẽ trao trả lại cho người trưởng họ tiếp theo. đồng thời cũng có ý kiến là mẹ tôi tự ý sang tên mình và lầm tưởng mảnh đất đó là mảnh đất của ông bà nội tôi thì khi sang tên cũng không được sự đồng ý của các con của ông bà tôi. ngay cả khi năm 1998 khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện giờ chú tôi vẫn có nói là khi đó ông bà tôi vẫn còn khỏe mạnh tại sao việc bố tôi đứng tên ông bà lại không biết và các con của ông bà cũng thế. nếu bố tôi có tự ý làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mình mà ông không biết cũng không bao giờ được, phải được sự đồng ý của ông nội tôi thì mới được như thế, nhưng điều này lại không có giấy tờ chứng minh. đời thứ nhất và đời thứ 2 các cụ đều ở mảnh đất khác( cái này được ghi chép trong gia phả của dòng họ có chú thích lại hiện tại mảnh đất đấy hiện giờ nhà ai đang ở). đời thứ 2 ông trưởng họ không có con trai nên chức trưởng họ được chuyển sang cho người con thứ của cụ tổ. khi ông nội tôi còn sống thì các ngày giỗ của các cụ tổ tự ông cúng giỗ và hàng năm họ chỉ tập trung 1 ngày là 20/12 âm lịch đây là ngày quét lăng tảo mộ con cháu tập trung về để sửa sang, dọn dẹp mồ mả và cúng mời các cụ về ăn tết. đến đời bố tôi thì mở rộng thêm ngày giỗ cho 2 cụ tổ và thay phiên mỗi năm làm 1 cái giỗ. năm 2011 bố tôi có đồng ý cho họ mượn gian giữa để để án gian và sập. khi bố tôi còn sống thì các ông trong họ cũng không dám khẳng định đất này là đất tổ tiên vậy mà khi bố tôi mất đi lại cho rằng đất này là đất tổ tiên. gia đình tôi biết rằng mình không có con trai nên cũng đã có ý định cung tiến 1 phần đất để họ làm nơi thờ cúng vì có nhiều ý kiến của người trong họ là họ sẽ không theo về nhà ông trưởng mới để cúng giỗ. lúc đầu họ cũng cảm ơn ý tốt của gia đình và sẽ họp bàn đưa ra ý kiến trước cuộc họp họ. nhưng khi họp họ nhiều ý kiến lại cho rằng họ phải thờ ở chính giữa không đồng ý xê dịch đi đâu cả và muốn toàn quyền sử dụng ngôi nhà đó. giờ bản thân tôi thật sự cũng rất rối không biết nên giải quyết như thế nào, rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư.
Xin trân trọng cảm ơn.

Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:

Nhà nước ta rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân cho nên tại Điều 648 BLDS 2005 đã cho phép người lập di chúc có quyền dành một phần di sản trong khối di sản để thờ cúng. Để phục vụ cho việc thờ cúng, di sản thường được để lại là nhà thờ, nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

“Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”

Theo quy định tại BLDS 2005 ghi nhận về thừa kế, có nghĩa là pháp luật chỉ công nhận ý chí của người để lại di sản quyền sử dụng đất trong trường hợp người đó để lại di chúc và nêu rõ việc để lại một phần di sản quyền sử dụng đất của mình vào việc thờ cúng. Theo như thông tin bạn đưa ra thì có thể thấy không đủ căn cứ pháp luật để chú bạn cho là mảnh đất mà ông bạn là đất thờ cúng, bởi không có di chúc nào để lại thể hiện việc sử dụng mảnh đất đó nhằm mục đích thờ cúng.

Còn việc mảnh đất mà bố bạn được đứng tên trên giấy chứng nhận vào năm 1998 có đúng pháp luật không thì cần phải đủ căn cứ, điều kiện theo Luật Đất đai 1993. Theo Điều 79 Luật Đất đai 1993 quy định:

"Người sửdụng đất có những nghĩa vụ sau đây:

1- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao đất;

2- Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất;

3- Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đángcủa người sử dụng đất xung quanh;

4- Nộp thuếsử dụng đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; lệ phí địa chính theo quy định củapháp luật;

...... "

ngoài ra theo Điều 73 luật Đất đai 1993:

"Người sửdụng đất có những quyền sau đây:

1- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

2- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao;

3- Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

...."

Do đó nếu bố bạn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, tuân thủ các quy định về sử dụng đất đai thì có quyền đứng tên mảnh đất đó theo Luật Đất đai 1993.

Trong trường hợp của bạn, gia đình bạn và chú bạn nên cố gắng ngồi lại với nhau và thực hiện việc hòa giải đây để tránh gây lãng phí tiền bạc, thời gian cũng như ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Bạn nên giải thích cho chú bạn hiểu là không đủ căn cứ về việc mảnh đất ông bạn để lại là đất để thờ cúng theo pháp luật, tránh việc hiểu nhầm của chú bạn.

Do chưa có đầy đủ thông tin, tài liệu nên chúng tôi chưa thể tư vấn chính xác cho bạn. Mong rằng những quy định pháp luật trên có thể giúp bạn hiểu hơn về vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định  số 31/2014/NĐ-CP quy định  chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú
Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất
Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Quy định Xử phạt vi phạm hành chính về Đất đai Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Quy định Xử phạt vi phạm hành chính về Đất đai
Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà... Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
Diện tích tối thiểu được tách thửa tại tỉnh Hải Dương Diện tích tối thiểu được tách thửa tại tỉnh Hải Dương
Nghị định 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở Nghị định 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở
Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị
Luật Đất đai 2013 Luật Đất đai 2013
Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005 Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005
Nghị định 46/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền thuê đất,  thuê mặt nước Nghị định 46/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014  Quy định về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 Quy định về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Thông tư 80/2011/TT-BCA Quy định về quy trình đăng ký cư trú Thông tư 80/2011/TT-BCA Quy định về quy trình đăng ký cư trú
Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Về giao dịch Nhà ở trước ngày 1.7.1991 Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Về giao dịch Nhà ở trước ngày 1.7.1991
Luật nhà ở số 65/2014/QH13 Luật nhà ở số 65/2014/QH13
Nghị định 23/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2011/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ Nghị định 23/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2011/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ
Nghị định 140/2016/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ Nghị định 140/2016/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ
Nghị định 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp Nghị định 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất.
Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở. Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở.