Giả mạo chữ ký trong giấy tờ cho đất thì phải làm thế nào?
27/07/2017 14:24
Giả mạo chữ ký trong giấy tờ cho đất thì phải làm thế nào? Ông bà nội tôi sinh được mười người con. Trước khi mất, ông cho người con thứ tư và thứ sáu 1.5 mẫu đất mỗi người phân nửa. Bà nội tôi có riêng 1 mẫu đất ruộng và 2 công đất. Năm 1990 bà nội cho cha mẹ tôi 1 công đất, người thứ tám được 2 công, phần còn lại để người con út sống chung với bà. Năm 2001 người con út, con thứ 6, 7,10 và cả người con thứ tám giả mạo chữ kí của cha tôi và người bác thứ tư để làm tờ cho đất giả mạo nhượng toàn bộ phần đất cha mẹ tôi đang sinh sống và cả phần đất của người thứ tám lại cho người con út. Sau đó người con út đã làm được sổ đỏ. Năm 2003, bà nội tôi mất, người con út đuổi cha mẹ tôi đi để lấy phần đất. Đến năm 2015, nhà nước giải phóng mặt bằng, cha mẹ tôi được mời lên UBND xã để giải quyết và được hỗ trợ 5 triệu đồng để chuyển đổi kinh tế. UBND xã tiến hành hòa giải thì mới vỡ lẽ người con út làm giả tờ cho đất. Đến nay vụ việc vẫn còn diễn ra. Tôi cần giải quyết vấn đề trên như thế nào?
Người gửi: Hoàng Thu Hà – Thạch Bàn, Long Biên
Cảm ơn bạn Hoàng Thu Hà đã gửi câu hỏi xin tư vấn về cho Công ty Luật Bảo Chính, với vấn đề bạn đang thắc mắc, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn như sau:
Khi có tranh chấp đất đai thì theo căn cứ tại Điều 202 luật đất đai năm 2013 hai bên tự tiến hành hoà giải, không hoà giải được sẽ tiền hành hoà giải tại UBND xã:
"Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."
Vậy, quá thời hạn 45 ngày mà UBND xã im lặng, không trả lời thì chủ tịch UBND xã có hành vi vi phạm thời hạn theo quy định của pháp luật. Gia đình anh có thể làm đơn khiếu nại lên UBND huyện để giải quyết về hành vi của chủ tịch UBND xã.
- Đối với hành vi giả mạo chữ ký của người khác là trái quy định của pháp luật và tùy vào hậu quả xảy ra có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để họ kịp thời xử lý bảo vệ quyền lợi chính đáng của bạn. Điều 5 Luật tố cáo năm 2011 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo như sau:
"Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp người tố cáo, tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, việc làm, bí mật cho người tố cáo; bảo đảm quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý của mình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm bố trí trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân để tiếp nhận tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh. Việc tổ chức tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết theo đúng quy định của Luật này, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật."
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi về “Có được bồi thường về đất do sử dụng đất sai mục đích?”, cho bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi để được giải đáp hoặc gọi 19006821 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.
Trân trọng!