Giải quyết tranh chấp lối đi chung được quy định như thế nào?
27/04/2017 16:01Gia đình tôi ở vùng nông thôn của một tỉnh nhỏ. Gia đình tôi và gia đình hàng xóm cách nhau 1 đường giao thông nông thôn. Con đường này chúng tôi đã đi hàng trăm năm cách đây. Hơn nữa, con đường này đã được vẽ vào bản đồ địa chính xã từ năm 2002. Nay gia đình hàng xóm làm bờ tường, cổng ngõ và rào luôn con đường giao thông nông thôn vào trong khung viên gia đình nhà hàng xóm không cho gia đình tôi đi. Gia đình tôi đã làm đơn khiếu nại lên ủy ban nhân dân cấp xã và đã tiến hành hòa giải 2 lần nhưng không thành. Gia đình hàng xóm lại có người làm ở xã nên việc hòa giải gặp khó khăn. Tuy nhiên, lần hòa giải thứ 2 Chủ tịch ủy ban nhân dân xã đã tuyên bố đây là con đường giao thông nông thôn và gia đình hàng xóm muốn rào thì phải được sự thỏa thuận của gia đình tôi; Xã không xử lý nữa, hai bên tự thương lượng hoặc đưa đơn ra tòa. Nhưng gia đình hàng xóm vẫn tiếp tục rào. Gia đình tôi không đồng ý và muốn tiếp tục khiếu nại. Xin quý vị tư vấn giúp tôi về trình thự thủ tục, đơn từ, nơi gửi đơn, lệ phí . Trân trọng cảm ơn!
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Theo như bạn trình bày thì có thể hiểu được là con đường giữa gia đình bạn và gia đình hàng xóm là con đường giao thông nông thôn ,thuộc về sở hữu chung chứ không phải thuộc về gia đình hàng xóm. Do đó việc gia đình hàng xóm làm bờ tường, cổng ngõ và rào luôn con đường giao thông nông thôn vào trong khung viên gia đình nhà hàng xóm là hoàn toàn trái pháp luật. Gia đình hàng xóm hoàn toàn không có quyền chiếm dụng phần đất này.
Về việc giải quyết tranh chấp tranh chấp đất đai :
Theo quy định thì tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tương ứng với mỗi phương thức, quy trình, thủ tục giải quyết cũng khác nhau.
Trước hết, dù theo trình tự tố tụng tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại cơ quan hành chính thì thủ tục hòa giải tại ủy ban nhân dân xã vẫn là bắt buộc. Tuy nhiên, pháp luật về đất đai còn có quy định khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Đối với trường hợp của bạn, gia đình bạn và gia đình hàng xóm đã tiến hành hòa giải ở ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không thành thì tiếp theo bạn phải gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu giải quyết, đồng thời kèm theo các giấy tờ liên quan để chứng minh về quyên sử dụng đất của gia đình bạn.
Bạn sẽ phải thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn.Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.