Điều kiện tặng, cho Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất?
13/04/2017 10:46Mẹ tôi có cho tôi quyền sử dụng nhà đất từ tháng mười năm 2015. Hiện tại chỉ có một mình tôi ở chung và chăm sóc mẹ tôi, các người con khác không chăm sóc ( Ba tôi đã mất). Mẹ tôi đã già nên khi làm giấy tờ tôi có nhờ văn phòng công chứng tới nhà làm thủ tục xác nhận hợp đồng cho tặng nhà đất.Giấy tờ quyền sử dụng nhà đất hiện tại đã hoàn tất và do tôi đứng tên. Nhưng giờ em trai tôi có xuống nhà kêu đưa sổ đỏ ra và giựt mất không trả lại cho tôi, lúc đó mẹ tôi lại nói là không biết về vấn đề cho tặng nhà đất mà do tôi tự làm giấy sổ đỏ đó. Giờ em tôi không trả lại giấy sổ đó cho tôi và đi kiện tôi lấy lại nhà đất với lý do tôi đã lưa gạt mẹ tôi. Em tôi nói mẹ tôi không có quyền cho tặng mà phải có chữ ký của tất cả các con vậy có đúng không luật sư? Luật sư cho tôi hỏi vấn đề công chứng tại nhà có đúng không? Em tôi không trả lại tôi có thể làm lại giấy sử dụng đất khác được không? Mẹ tôi có thể đòi lại quyền sử dụng nhà đất được không?
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Về việc công chứng tại nhà:
Thứ nhất là nếu trước đây mẹ bạn có nói là sẽ cho bạn mảnh đất đó và bạn và mẹ bạn đã làm giấy tờ thỏa thuận về việc tặng cho tài sản , có công chứng thì đương nhiên quyền sở hữu mảnh đất này sẽ thuộc về bạn. Bạn sẽ đi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sẽ được cấp sổ đỏ theo quy định của Luật đất đai.
Theo quy định tại Điều 44 Luật công chứng thì việc công chứng phải được thực hiện tại văn phòng công chứng, Tuy nhiên trong trường hợp mẹ bạn già yếu không thể đi lại được hay có lý do chính đáng khác thì việc công chứng có thể được diễn ra tại nhà của bạn
"Điều 44. Địa điểm công chứng
"1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng".
Trong trường hợp giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất được công chứng đúng theo quy định của pháp luật thì bạn hoàn toàn có quyền sở hữu mảnh đất đó, và nếu em bạn lấy sổ đỏ của bạn không trả thì bạn có quyền yêu cầu em bạn buộc phải trả bằng cách nhờ tòa án giải quyết
- Về việc làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất.
Em bạn không trả lại giấy CN sử dụng đất thì bạn cũng không thể làm giấy chứng nhận sử dụng đất khác được. Như vậy bạn hãy thỏa thuận với em bạn về việc em bạn phải trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó cho bạn nếu không em bạn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu bạn khởi kiện . Vì hành vi của em bạn đã là đương nhiêm chiếm đoạt tài sản của người khác rồi và tội này được quy định trong Bộ luật hình sự
Vì giấy tờ quyền sử dụng đất cũng là quyền tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự
Điều 163 của Bộ luật Dân sự tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá (như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu…) và các quyền tài sản (như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng…)
Luật quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
" 1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Hành hung để tẩu thoát;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng".
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.