Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Đất làm lối đi chung có đòi được không?

31/03/2017 11:13
Câu hỏi:

Thưa luật sư!
Tôi có thắc mắc sau xin nhờ luật sư tư vấn: nhà tôi mua 2 thửa đất nông nghiệp liền kề (theo cạnh vuông) của 2 chủ hộ khác nhau là chủ hộ A và chủ hộ B cách đây trên 20 năm và 2 thửa đất này giáp ranh với 1 thửa đất theo cạnh vuông của nhà hàng xóm là chủ hộ C được phân cách bởi 2 lối đi chung nối dài. và gia đình tôi cất nhà để ở trên thửa đất của chủ hộ A và xây chuồng nuôi heo trên thửa đất của chủa hộ B.
Tuy nhiên vì là đất nông nghiệp trồng cây ăn trái sử dụng lâu năm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cách đây trên 20 năm, chỉ thể hiện số mét vuông mà không thể hiện cột mốc cũng như không thể hiện chiều dài và chiều rộng và lối đi chung trên giấy chứng nhận.
Theo đó, thửa đất của chủ hộ A giáp ranh với thửa đất của chủ hộ C theo hướng nam ra hướng bắc với đất của chủ hộ C và được phân cách bằng lối đi chung với chiều rộng là 1m (gọi là lối đi 1), lối đi 1 này đi từ hướng đông đến hướng tây và đất của chủ hộ B thì giáp ranh với thửa đất của chủ hộ C theo hướng tây ra hướng đông với đất của chủ hộ C và được phân cách bằng lốii đi chung với chiều rộng là 1.5m (gọi là lối đi 2). Lối đi 2 này đi từ hướng nam đến hướng bắc để ra trục đường chính. Hai lối đi chung trên được nối tiếp theo cạnh vuông có lối đi từ hướng đông đến hướng tây (là ranh đất giữa chủ hộ A và C) nối tiếp với lối đi từ hướng nam đến hướng bắc (là ranh đất giữa chủ hộ B và C) theo cạnh vuông để đi ra trục đường chính.
Hai lối đi nối này đã tồn tại trên 20 năm kể từ khi nhà tôi mua lại của hai chủ hộ A và B và đồng thời cũng đã tồn tại trên 30 năm theo lời chứng của những chủ hộ khác đang sinh sống ở gần khu đất đó. Còn lối đi ra trục đường chính của chủ hộ C là lối đi trước nhà của chủ hộ C ra trục đường chính là mặt tiền đường, chủ hộ C không sử dụng hai lối đi trên từ trên 20 năm mà chỉ có nhà tôi sử dụng đồng thời nhà tôi có dựng cửa cổng chính từ hơn 20 năm trên lối đi 2 để phòng trộm cắp. Cửa cổng này dựng giáp ranh với đất của chủ hộ C và không có tranh chấp.
Một thời gian sau kể từ 5 năm trước đây, chủ hộ C không còn ở trên thửa đất này nữa mà họ dọn về làng ở nên họ đã rào lại cửa cổng của nhà họ lại. Lâu lâu họ vào chăm sóc cây ăn trái để thu hoạch, theo đó thì họ đã sử dụng lối đi thứ 2, đi vào cổng do nhà tôi dựng lên trên 20 năm.
Vào năm 2015, Uỷ ban xã có thông báo đến các chủ hộ tiến hành làm hồ sơ cấp lại sổ đỏ để phân cột mốc, ranh giới thửa đất và chủ hộ C đã nộp hồ sơ cấp lại sổ đỏ, theo đó khi bên địa chính xuống đo đất để xác định lại đất thì, chủ hộ C nói bên địa chính đo phần đất của họ bao gồm cả lối đi chung số 1 và số 2 là phần đất của họ. Nay, bên chủ hộ C được cấp lại sổ đỏ, trong đó có thể hiện lối đi chung là phần đất của họ nên họ đã làm đơn khởi kiện tại Uỷ ban xã yêu cầu nhà tôi trả lại 2 lối đi chung là lối đi số 1 và số 2 và họ đề nghị nhà tôi là họ se rào lại hai lối đi đó không cho nhà tôi sử dụng nữa. Bên uỷ ban xã đã mời nhà tôi lên giải quyết vụ việc kiện của chủ hộ C nêu trên. Sau một hồi dằn co thì uỷ ban xã xác nhận là đã không xác minh thực tế nên đã đo nhầm lối đi chung thuộc về thửa đất của chủ hộ C còn bên chủ hộ C nói rằng ở lối đi chung thứ 2 với chiều rộng 1.5 mét, trong có 1 mét là thuộc đất của họ hồi xưa đã dành 1m làm lối đi chung cho thửa đất của chủ hộ A và B và chủ hộ A và B được nhà tôi mua lại. Vậy nên chủ hộ C đề nghị nhà tôi bây giờ phải trả lại 1 mét đất trên lối đi chung thứ 2, nhưng họ không chứng minh được việc 1 mét đất họ dành ra làm lối đi chung là của họ. Tuy nhiên nhà tôi cũng đồng ý trả lại 1 mét đất trên lối đi chung thứ 2 theo yêu cầu của họ và nhà tôi sẽ dời cửa cổng qua 1 mét và sẽ rào chắn để mỗi bên có lối đi riêng và yêu cầu chủ hộ C mở lại lối đi trước mặt tiền đường nhà họ như trước đây, không đi chung cổng nhà tôi nữa nhưng chủ hộ c không đồng ý. họ yêu cầu trả lại 1 mét cho họ, đồng thời không cho nhà tôi rào ngăn lại mà vẫn để nhà họ sử dụng ra cổng nhà tôi dựng đồng thời không được phép cho xe tải chạy vào vì lý do làm hư đường. Do nhà tôi nuôi heo nên xe tải phải chạy vào để giao cám heo và để cân bán heo. Tại uỷ bản xã, do hoà giải không thành nên họ đang tiếp tục gửi đơn kiện lên uỷ ban huyện để giải quyết. Vậy, tôi xin trình bày sự việc trên để xin được luật sư tư vấn cho nhà tôi.
Tôi xin hỏi chủ hộ C có được quyền đòi lại 1 m đất trên lối đi chung thứ 2 không nếu họ chứng mình được 1 mét đất đó là của họ vì lối đi này đã tồn tại trên 30 năm? Nếu nhà tôi trả lại 1 mét đất đó thì nhà tôi có được rào chắn phần 0.5m còn lại để làm lối đi riêng cho nhà tôi không vì lối đi thứ nhất và lối đi thứ 2 chỉ có nhà tôi sử dụng để đi ra trục đường chính, chủ hộ C trước kia không đi, từ sau 2 năm nay mới đi qua cổng nhà tôi dựng?
Xin luật sư tư vấn cho tôi, Tôi xin cảm ơn và trân trọng!

Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:

1. Chủ hộ C có được quyền đòi lại 1 m đất trên lối đi chung thứ 2 không nếu họ chứng mình được 1 mét đất đó là của họ vì lối đi này đã tồn tại trên 30 năm?

Theo bạn cung cấp thông tin, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ thể hiện số mét vuông mà không thể hiện cột mốc cũng như không thể hiện chiều dài và chiều rộng và lối đi chung trên giấy chứng nhận, hơn nữa, bạn cũng không có căn cứ chứng minh lối đi chung là đất thuộc quyền sử dụng của chủ A và chủ B trước đó đã dành ra để làm lối đi chung. Do đó, nếu chủ hộ C chứng minh được 1 mét đất đó là thuộc quyền sử dụng của họ thì họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đó.

2. Nếu nhà tôi trả lại 1 mét đất đó thì nhà tôi có được rào chắn phần 0.5m còn lại để làm lối đi riêng cho nhà tôi không vì lối đi thứ nhất và lối đi thứ 2 chỉ có nhà tôi sử dụng để đi ra trục đường chính, chủ hộ C trước kia không đi, từ sau 2 năm nay mới đi qua cổng nhà tôi dựng?

Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."

Theo như bạn cung cấp thông tin, lối đi thứ hai chỉ có nhà bạn sử dụng để đi qua trục đường chính, chủ hộ C trước kia không đi, từ sau 2 năm nay mới đi qua cổng nhà bạn dựng và chủ hộ C vẫn có lối đi ra trục đường chính (lối đi trước cửa nhà chủ hộ C).
Do đó, chủ hộ C không được xác định là chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi đất đang thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Vì vậy, nếu nhà bạn trả lại 1m đất cho nhà C sử dụng thì nhà bạn được rào chắn 0.5m đất còn lại làm lối đi riêng cho nhà bạn.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Diện tích tối thiểu được tách thửa tại tỉnh Hải Dương Diện tích tối thiểu được tách thửa tại tỉnh Hải Dương
Nghị định 39/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị Nghị định 39/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
Luật số 63/2006/QH11 Kinh doanh bất động sản Luật số 63/2006/QH11 Kinh doanh bất động sản
Luật số 65/2014/QH13 Quy định về Nhà ở Luật số 65/2014/QH13 Quy định về Nhà ở
Luật đất đai năm 2003 Luật đất đai năm 2003
Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính
Nghị định 38/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị Nghị định 38/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
Nghị định 72/2009/NĐ-CP Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Nghị định 72/2009/NĐ-CP Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Nghị định 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp Nghị định 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
Nghị định 140/2016/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ Nghị định 140/2016/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ
Nghị định 23/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2011/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ Nghị định 23/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2011/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ
Nghị định 97/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam Nghị định 97/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam
Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Nghị định số 88/2009/NĐ-CP Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nghị định số 88/2009/NĐ-CP Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị
Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Quy định Xử phạt vi phạm hành chính về Đất đai Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Quy định Xử phạt vi phạm hành chính về Đất đai
Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị