Đất do hợp tác xã giao phân chia di sản thừa kế như thế nào?
10/05/2017 15:26
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật gia. Năm 1972, gia đình tôi (cha và mẹ tôi) xin gia nhập xã viên HTX Nông nghiệp tại nơi sơ tán cuộc chiến đánh phá miền Bắc của Đế quốc Mỹ. Được HTX chấp thuận và phân cho 1 sào 13 thước (sào Bắc Bộ #670m²) làm đất ở. Các thành viên lúc đó theo cha mẹ tôi gồm 5 người, 3 con trai và 2 con gái. Ngoài cha, mẹ và 5 thành viên vừa nêu, gia đình tôi còn 2 thành viên khác là công nhân viên nhà nước đã xây dựng gia đình riêng có nhà ở tập thể và kinh tế độc lập. Đến nay, cha tôi đã mất, mẹ tôi đã già yếu, mọi thành viên đều có gia đình riêng, chỉ một thành viên là nữ ở lại trên mảnh đất đó để chăm sóc mẹ tôi. Đại diện mảnh đất trên sổ đỏ chỉ ghi tên duy nhất là mẹ tôi. Xin hỏi:
- Trường hợp mẹ tôi mất không lập di chúc thì việc phân chia phần đất được HTX cấp cho năm 1972 sẽ được phân chia cho những thành viên nào trong gia đình?
- Hai thành viên đã thoát ly lúc HTX cấp đất có quyền lợi hợp pháp trên mảnh đất đó không?
- Nếu lập di chúc thì mẹ tôi có quyền định đoạt toàn bộ mảnh đất đó cho riêng một thành viên nào đó trong hay ngoài gia đình được không?
Kính mong nhận được lời tư vấn, trân trọng cám ơn!
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Trong trường hợp này, Năm 1972, gia đình anh (cha và mẹ anh) xin gia nhập xã viên HTX Nông nghiệp tại nơi sơ tán cuộc chiến đánh phá miền Bắc của Đế quốc Mỹ. Được HTX chấp thuận và phân cho 1 sào 13 thước làm đất ở. Các thành viên lúc đó theo cha mẹ anh gồm 5 người, 3 con trai và 2 con gái. Ngoài cha, mẹ và 5 thành viên vừa nêu, gia đình anh còn 2 thành viên khác là công nhân viên nhà nước đã xây dựng gia đình riêng có nhà ở tập thể và kinh tế độc lập.
Trường hợp 1, Đất được cấp cho hộ gia đình.
Căn cứ Điều 108, Bộ luật dân sự quy định:
“Điều 108. Tài sản chung của hộ gia đình
Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.”
Vì vậy nếu đất được cấp cho hộ gia đinh thì bao gồm tất cả các thành viên trong gia đình. Và được coi là tài sản chung của cả gia đình. Nên diện tích đất này sẽ được chia đều cho 9 người, bao gồm bố mẹ bạn, 3 người con trai và 2 người con gái và cả 2 thành viên đã có gia đình riêng khi được cấp đất.
Trường hợp 2, Đất được cấp cho vợ chồng thì đất được coi là tài sản chung của vợ chồng hình thanh trong hôn nhân. Và mảnh đất đó thuộc quyền sử dụng của bố mẹ bạn.
Sau khi xác định được tài sản của mỗi người trong gia đình bạn tùy theo các trường hợp trên, thì phần tài sản riêng của bố, mẹ bạn để chia thừa kế như sau:
Nếu Bố bạn đã mất, nếu mẹ bạn mất để lại di chúc thì phần tài sản của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật, còn phần tài sản của mẹ bạn sẽ được chia theo di chúc của mẹ bạn. Điều kiện để di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm như sau:
“Điều 652. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”
Nếu bố bạn đã mất, mẹ bạn mất cũng không để lại di chúc thì phần tài sản của bố mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật theo pháp luật theo quy định tại Điều 676, Bộ luật dân sự năm:
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.