Đặt cọc mua đất bằng giấy viết tay
04/11/2016 16:23
Câu hỏi:
Thưa luật sư tôi có mua một lô đất, chủ thửa đất yêu cầu tôi phải đặt cọc, hai bên chỉ viết giấy - viết tay không có người làm chứng, không được công chứng. Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được ký kết thì tôi có mất số tiền đã đặt cọc không? Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tiến Trung – Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Trả lời:
Với câu hỏi bạn Tiến Trung nêu, Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:
Mục đích của việc đặt cọc được quy định tại Điều 358, Bộ luật Dân sự năm 2005
1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy hình thức của việc đặt cọc là phải được lập thành văn bản, luật không bắt buộc phải ký hợp đồng công chứng cho nên Giấy viết tay của bạn với người chủ thửa đất vẫn có hiệu lực.
Thứ hai về mục đích của việc đặc cọc là để " bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự" - hợp đồng dân sự ở đây chính là Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà bạn cùng chủ thửa đất đang hướng đến.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp, có hợp đồng đặt cọc nhưng vì một số nguyên nhân dẫn đến hợp đồng cuối cùng - mục đích của việc đặt cọc không thực hiện được thì các bên sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ của mình cụ thể:
Nếu sau khi có hợp đồng đặt cọc người mua - bạn không muốn tiếp tục thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bạn sẽ bị mất số tiền cọc đó;
Nếu người không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng là bên nhận đặt cọc thì họ sẽ phải trả lại người đặt cọc số tiền đã nhận đồng thời trả thêm cho bạn một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc.
Do đó cần phải xem xét trường hợp, hợp đồng không thực hiện được do lỗi của ai để có hình thức xử lý phù hợp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn Tiến Trung, - Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Mục đích của việc đặt cọc được quy định tại Điều 358, Bộ luật Dân sự năm 2005
1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy hình thức của việc đặt cọc là phải được lập thành văn bản, luật không bắt buộc phải ký hợp đồng công chứng cho nên Giấy viết tay của bạn với người chủ thửa đất vẫn có hiệu lực.
Thứ hai về mục đích của việc đặc cọc là để " bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự" - hợp đồng dân sự ở đây chính là Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà bạn cùng chủ thửa đất đang hướng đến.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp, có hợp đồng đặt cọc nhưng vì một số nguyên nhân dẫn đến hợp đồng cuối cùng - mục đích của việc đặt cọc không thực hiện được thì các bên sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ của mình cụ thể:
Nếu sau khi có hợp đồng đặt cọc người mua - bạn không muốn tiếp tục thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bạn sẽ bị mất số tiền cọc đó;
Nếu người không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng là bên nhận đặt cọc thì họ sẽ phải trả lại người đặt cọc số tiền đã nhận đồng thời trả thêm cho bạn một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc.
Do đó cần phải xem xét trường hợp, hợp đồng không thực hiện được do lỗi của ai để có hình thức xử lý phù hợp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn Tiến Trung, - Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.