Chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất khi có hứa chuyển nhượng
26/07/2017 15:32Chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất khi có hứa chuyển nhượng? Mười mấy năm trước bà Mười mượn 40m2 đất của ông Bảy và đưa cho ông 50.000 đồng (không có giấy tờ). Ngoài 40m2 mượn ban đầu bà Mười còn cất ra thêm 1,2m2. Ông Bảy đòi lại phần đất đã cho mượn. Bà Mười không trả vì bà đã mua với giá 50.000 đồng. Hòa giải ở cơ sở không thành. Khi ra hòa giải ở UBND thị trấn thì ông Bảy chấp nhận cho thêm bà Mười ½ diện tích. Cán bộ lên cắm ranh nhưng bà Mười không cho cắm. Cho đến bây giờ, bà Mười gửi đơn kiện đòi lại 70m2 đất. Khi được mời lên hòa giải thì 2 người con của ông Bảy mới biết là lúc trước ông Bảy ký tên vào biên bản hòa giải nhượng cho bà Mười 70m2, chứ không phải là 40m2. (Ông Bảy không biết chữ) và ông Bảy đã mất. Hiện tại thì toàn bộ phần diện tích đất đó do người con thứ 2 của ông đứng tên. Cháu hỏi người con thứ 2 của ông Bảy có phải đưa 70m2 cho bà Mười không?
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội sẽ tư vấn cho tình huống của bạn như sau:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 167; Điều 188 Luật đất đai năm 2013:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”;
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Theo điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy đinh:
Điều 1117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Trong trường hợp trên thì ngay từ đầu hợp đồng mua 40m2 đất của ông Mười và bà Bảy là không có giấy tờ hợp lệ, hơn nữa hợp đồng ông Bảy nhượng lại đất cho bà Mười lại không có công chứng hoặc chứng thực (quy định tại Khoản 3, Điều 167), và cũng không hề nói tới việc có những giấy tờ quy định tại Điều 188. Hợp đồng này cũng không đáp ứng điều kiện của giao dịch dân sự quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự, do ông Bảy không biết chữ nghĩ rằng việc chuyển nhượng đó là chuyển nhượng 40m2 đất cộng thêm 6 tấc nữa chứ không hề biết đó là 70m2 đất do đó mà hợp đồng chuyển nhượng này ông bảy không tự nguyện hoặc bị lừa dối, do đó mà việc chuyển nhượng 70m2 đất cho bà Mười là không có căn cứ. Vì vậy, người con thứ hai của ông Bảy không phải trả lại 70m2 đất cho bà Mười.
Trên đây là tư vấn của Công ty luật Bảo Chính về : “Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất” cho bạn, nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý bạn vui lòng gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.