Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Chuyển nhượng đất cho người đang chấp hành hình phạt tù?

24/07/2017 09:57
Câu hỏi:

Chuyển nhượng đất cho người đang chấp hành hình phạt tù? Tôi muốn nhận chuyển nhượng một mảnh đất, người đứng tên trên sổ đã chết, còn lại 3 người con quản lý. Trong đó thì 1 người đang đi tù. Vậy 2 người còn lại có đủ quyền hạn chuyển nhượng đất không? Có sang tên sổ đất được không? Tôi xin cảm ơn!
Gửi bởi: Vũ Văn Công

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời thắc mắc của bạn Vũ Văn Công như sau:

Theo điểm d, khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định “Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế Quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì Quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Như vậy, khi người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chết thì quyền sử dụng đất đó được chuyển giao cho những người thừa kế của họ, quy định tại K1 Điều 651 BLDS 2015: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trường hợp của bạn nêu thì khi người đứng tên trên sổ đỏ đã chết thì người thừa kế của người đó là ba người con và những người thừa kế khác nếu họ còn sống (bố, mẹ đẻ, bố mẹ nuôi của người chết, chồng/vợ của người chết, con nuôi). Tất cả những người thừa kế này sẽ cùng nhau làm thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất do người chết để lại, sau đó mới làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho bạn. Trong trường hợp, gia đình này chỉ có duy nhất ba người thừa kế là ba người con thì cả ba người này sẽ làm thủ tục thừa kế và thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Mặc dù một người con đang chấp hành án phạt tù nhưng họ không mất đi quyền này và hai người còn lại cũng không được tự ý làm thủ tục chuyển nhượng nếu không có sự đồng ý của người kia (trừ trường hợp người con này đã làm văn bản từ chối nhận di sản).

Để tiến hành việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì bạn có thể yêu cầu gia đình họ thực hiện các thủ tục sau:

1. Làm thủ tục khai nhận di sản do người chết để lại là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

a. Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế

- Chủ thể: những người thừa kế, gồm ba anh em và những người thừa kế khác nếu có.

- Cơ quan tiến hành: Tổ chức công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng) trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản (Điều 42 Luật Công chứng 2014).

- Hồ sơ (Điều 40 Luật Công chứng 2014):

+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch

+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu công chứng;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng giao dịch mà pháp luật quy định phải có như: Giấy chứng tử của người chết, giấy khai sinh của ba người con...

Thủ tục:

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

Nội dung niêm yết nêu rõ: họ, tên người để lại di sản; họ, tên của những người thoả thuận hoặc người khai nhận và quan hệ với người để lại di sản; danh mục di sản được thoả thuận phân chia hoặc được khai nhận; cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót người được hưởng di sản, bỏ sót di sản, di sản không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản, thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho cơ quan thực hiện công chứng, chứng thực.

Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng, chứng thực chứng nhận văn bản thừa kế.

Trong văn bản thừa kế, những người thừa kế sẽ cùng nhau nhận di sản thừa kế và cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có thể nhường cho một người để người đó đứng tên trên giấy chứng nhận.

b. Đăng ký sang tên quyền sử dụng đất cho những người thừa kế

- Chủ thể thực hiện: Người được hưởng di sản theo khai nhận.

- Cơ quan thực hiện: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có quyền sử dụng đất.

- Hồ sơ: Sau khi có văn bản công chứng việc khai nhận thừa kế, người được hưởng di sản nộp một bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký nhà đất gồm: bản chính văn bản khai nhận thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản, giấy chứng tử, giấy khai sinh…).

- Thủ tục: Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho người thừa kế.

2. Làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên người thừa kế đối với quyền sử dụng đất nêu trên, bạn có thể yêu cầu họ làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho mình.

a. Công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

- Chủ thể: Bên chuyển nhượng là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới. Bên nhận chuyển nhượng là bạn.

- Cơ quan tiến hành: Tổ chức công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng) trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản (Điều 42 Luật Công chứng).

- Hồ sơ: Theo Điều 40 Luật Công chứng.

- Thủ tục: Bạn có thể lập dự thảo hợp đồng hoặc yêu cầu cơ quan công chứng lập hợp đồng chuyển nhượng theo mẫu. Thủ tục công chứng được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng.

b. Đăng ký sang tên bạn trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: như nêu ở phần trên

Lưu ý:

Trong câu hỏi của bạn có nói đến một người con đang chấp hành án phạt tù nên khi thực hiện các thủ tục công chứng văn bản thừa kế và công chứng hợp đồng chuyển nhượng nêu trên, bạn có thể yêu cầu công chứng ngoài trụ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng: “Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.”.

Hoặc, bạn có thể yêu cầu người đang chấp hành án phạt tù đó lập Hợp đồng ủy quyền, với nội dung như sau: Ủy quyền cho ông/bà A được nhân danh và thay mặt người đó tiến hành các thủ tục khai nhận di sản thừa kế; làm thủ tục đăng ký sang tên; sau đó tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nội dung cụ thể như thế nào bạn có thể đến cơ quan công chứng để được tư vấn. Thủ tục tiến hành Hợp đồng ủy quyền này được thực hiện theo quy định của Luật công chứng và như trên đã nói bạn có thể yêu cầu công chứng ngoài trụ sở.

Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi về “Chuyển nhượng đất cho người đang chấp hành hình phạt tù?” của bạn nếu còn thắc mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được luật sư vấn tiếp.

Trân trọng!

Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính
Luật đất đai năm 2003 Luật đất đai năm 2003
Nghị định 53/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Nghị định 53/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thông tư 30/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. Thông tư 30/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Nghị định 72/2009/NĐ-CP Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Nghị định 72/2009/NĐ-CP Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Nghị định 188/2013/NĐ-CP Về phát triển và quản lý nhà ở xã hội Nghị định 188/2013/NĐ-CP Về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 197/2004/N-CP ngày 03/12/2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị
Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về thu tiền sử dụng đất Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về thu tiền sử dụng đất
Luật Đất đai 2013 Luật Đất đai 2013
Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú Nghị định 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú
Nghị định 34/2013/NĐ-CP Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Nghị định 34/2013/NĐ-CP Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Thông tư 80/2011/TT-BCA Quy định về quy trình đăng ký cư trú Thông tư 80/2011/TT-BCA Quy định về quy trình đăng ký cư trú
Diện tích tối thiểu được tách thửa tại tỉnh Hải Dương Diện tích tối thiểu được tách thửa tại tỉnh Hải Dương
Nghị định 84/2013/NĐ-CP Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư Nghị định 84/2013/NĐ-CP Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư
Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005 Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005
Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Về giao dịch Nhà ở trước ngày 1.7.1991 Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Về giao dịch Nhà ở trước ngày 1.7.1991
Nghị định 39/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị Nghị định 39/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Nghị định 135/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước