Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản càn phải xin phép
16/09/2016 15:52
Câu hỏi:
Quê tôi ở vùng trũng nên mỗi năm chỉ trồng được một vụ lúa, vào mùa mưa lũ nước ngập sâu nên không canh tác được. Gần đây, một số hộ gia đình đã chuyển sang nuôi tôm, cá, làm ăn hiệu quả và kinh tế ổn định hơn. Xin hỏi, việc chuyển từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản như vậy có cần báo cáo với cơ quan có thẩm quyền không và người sử dụng đất có trách nhiệm như thế nào?
Trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc mà bạn đã cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Đất lúa nước chỉ trồng được một vụ lúa nước trong năm thuộc nhóm đất lúa khác. Khi chuyển mục đích sử dụng đất lúa khác vào nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân.
Do đó, tùy thuộc vào người sử dụng đất là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức, phải lập hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nộp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Như vậy, việc nuôi trồng thủy sản ở quê ông/bà chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Về trách nhiệm của người sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa được quy định tại Điều 7 Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ, gồm:
- Thực hiện đúng các quy định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa.
- Khi chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản:
+ Áp dụng các biện pháp để bảo vệ độ phì đất; phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước;
+ Nếu di chuyển hoặc làm hư hỏng các kết cấu hạ tầng trên diện tích đất trồng lúa chuyển mục đích sử dụng, phải có trách nhiệm khắc phục kịp thời, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc mà bạn đã cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Đất lúa nước chỉ trồng được một vụ lúa nước trong năm thuộc nhóm đất lúa khác. Khi chuyển mục đích sử dụng đất lúa khác vào nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân.
Do đó, tùy thuộc vào người sử dụng đất là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức, phải lập hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nộp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Như vậy, việc nuôi trồng thủy sản ở quê ông/bà chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Về trách nhiệm của người sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa được quy định tại Điều 7 Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ, gồm:
- Thực hiện đúng các quy định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa.
- Khi chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản:
+ Áp dụng các biện pháp để bảo vệ độ phì đất; phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước;
+ Nếu di chuyển hoặc làm hư hỏng các kết cấu hạ tầng trên diện tích đất trồng lúa chuyển mục đích sử dụng, phải có trách nhiệm khắc phục kịp thời, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.