Cần làm gì để lấy lại nhà vì vay nợ
26/07/2017 22:37Cần làm gì để lấy lại nhà vì vay nợ? Gia đình tôi bị chiếm đoạt căn nhà với số tiền mẹ tôi nợ 80 triệu đồng. Mẹ tôi vì chữa bệnh của ba đã vay số tiền đó với lãi suất cao. Khi biết thì nhà tôi đã bị xã và thi hành án bán với giá rẻ mạt, mẹ tôi hoàn toàn không hề đề nghị các con ký nhận về số tiền mẹ tôi nợ và xác nhận chuyển giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mà xử kín không cho các chúng tôi biết, bằng cách bắt mẹ tôi giao nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cho tôi hỏi có quyền đứng ra thay mẹ tôi trả khoản nợ đó bằng cách trả dần hay cách nào khác mà không phải mất ngôi nhà ?
Với câu hỏi của bạn, công ty luật Bảo Chính chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:
Điều 615 BLDS 2015. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Điều 35 BLTTDS 2015. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.”
Theo bạn trình bày, mẹ bạn có vay tiền với lãi suất cao để chữa bệnh cho bố bạn. Bố bạn đã mất mà không để lại di chúc nên mẹ bạn và các con phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại. Do đó, số tiền vay để chữa bệnh cho bố bạn , mẹ bạn và các con cùng có nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy, để không phải mất ngôi nhà, bạn có thể khởi kiện ra TAND cấp huyện để yêu cầu giải quyết.
Trên đây là tư vấn của Công ty luật Bảo Chính về : “Làm thế nào để lấy lại nhà vì vay nợ ” cho bạn, nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý bạn vui lòng gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.