Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

19006281

Bác họ có quyền chia di sản thừa kế đất đai khi mẹ mất không để lại di chúc không?

05/04/2017 15:38
Câu hỏi:

Thưa Luật Sư!
Em có một người bạn cùng trường gặp vấn đề về việc tranh chấp đất đai ở quê. Vì điều kiện gia đình bạn khó khăn tạm thời chưa mời được Luật Sư riêng nên em muốn nhờ Luật Sư tư vấn giúp đỡ. Bạn em tên H, sinh năm 1997.Mẹ H mất cách đây khoảng 5 năm, gia đình còn bố, H, và 4 em nhỏ, bố không có đủ minh mẫn giải quyết việc gia đình. Ông nội H trước kia có 2 người vợ, có 1 bác gái là con bà cả, bố H là con bà hai.
Trước khi bà nội H mất, bác của H (đã lấy chồng) quay về đòi chia đất, không muốn phiền phức nên bà nội H đã chia cho bác này nửa số đất có, bà này đã đem số đất đó đi bán. Phần còn lại làm sổ đỏ và đứng tên mẹ H.
Sau Khi mẹ H mất, sổ đỏ chưa được làm lại, và không hiểu sao bà bác kia có được trong tay 1 bản sao sổ đỏ của nhà H. Từ đầu năm 2016, bà này về nhà H tiếp tục đòi chia đất và đe dọa tìm mọi cách bắt chị em H nghỉ học, tìm mọi cách để được chia đất. Vì bố H không đủ minh mẫn nên H quyết định đem sổ đỏ đi làm lại, đứng tên H, tuy nhiên chính quyền địa không giải quyết vì nói đang trong thời gian tranh chấp.
Vậy Luật Sư cho em hỏi:
- Nếu ra tòa thì gia đình H có thắng kiện không? khi trong tay bà ta đang có bản sao sổ đỏ và bà này có rất nhiều mối quan hệ, quyền lực.
- Việc chính quyền không giải quyết cho H làm lại sổ đỏ là đúng hay sai? H nên làm gì để giải quyết việc này.
Em mong nhận được lời giải đáp trong thời gian sớm nhất!
Em xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Bảo Chính! Vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Bảo Chính. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Câu hỏi 1: Đối với câu hỏi việc giải quyết tranh chấp tại tòa thì việc bà H có bản sao sổ đỏ thì H có thắng kiện không?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà H, nên việc bác của H có bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó cũng không làm thay đổi chủ mảnh đất đó được. Bà H đứng tên trên mảnh đất đó mà bà H chết không có di chúc thì mảnh đất đó là di sản thừa kế chia theo pháp luật cho những người thừa kế.

Mặt khác, Căn cứ Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vây, dựa theo pháp luật dân sự, nhận thấy hàng thừa kế thứ nhất bao gồm người chồng, H và 4 em nhỏ.Và người bác của H không thuộc hàng thừa kế này, bác chỉ có bản sao giấy chứng nhận QSDĐ thì cũng không xác lập được quyền sở hữu.

Câu hỏi 2: Việc chính quyền không giải quyết cho H làm lại sổ đỏ là đúng hay sai? H nên làm gì để giải quyết việc này.

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất ( Luật đất đai năm 2013 ):

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Như vậy, UBND cấp xã phường ko cho H sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đúng, vì bác H đang đòi chia đất thuộc trường hợp tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân.

H muốn tiến hành thực hiện sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất mang tên mình thì sẽ chuẩn bị hồ sơ khai nhận di sản thừa kế, sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như một trong giấy tờ để bổ sung trong hồ sơ khởi kiện như sau:

+ Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã/phường nơi có bất động sản.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc

+ Giấy chứng tử của mẹ H

+ Bản sao giấy khai sinh của những người đồng thừa kế

Sau đó, những người đồng thừa kế sẽ ủy quyền cho H đứng ra tiến hành sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người mẹ sang H và những người sở hữu còn lại tại Phòng tài nguyên môi trường cấp quận/huyện nơi có đất.

Hướng giải quyết: Để giải quyết vấn đề tranh chấp nêu trên, H sẽ tiến hành gửi đơn lên tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi UBND cấp xã phường không giải quyết.

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ( Luật đất đai năm 2013):

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Như vậy, chỉ cần H có đầy đủ giấy tờ nêu trên thì hoàn toàn thắng vụ kiện này.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Công ty luật Bảo Chính!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
Nghị định 34/2013/NĐ-CP Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Nghị định 34/2013/NĐ-CP Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở. Thông tư 16/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành luật nhà ở.
Luật số 63/2006/QH11 Kinh doanh bất động sản Luật số 63/2006/QH11 Kinh doanh bất động sản
Nghị định 99/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở Nghị định 99/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở
Luật số 65/2014/QH13 Quy định về Nhà ở Luật số 65/2014/QH13 Quy định về Nhà ở
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất.
Diện tích tối thiểu được tách thửa tại tỉnh Hải Dương Diện tích tối thiểu được tách thửa tại tỉnh Hải Dương
Nghị định 46/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền thuê đất,  thuê mặt nước Nghị định 46/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Nghị định 188/2013/NĐ-CP Về phát triển và quản lý nhà ở xã hội Nghị định 188/2013/NĐ-CP Về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
Luật cư trú số 81/2006/QH11 Luật cư trú số 81/2006/QH11
Thông tư 37/2014/TT-BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Thông tư 37/2014/TT-BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Nghị định 39/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị Nghị định 39/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số  nghị định quy định chi tiết luật Đất đai năm 2013 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết luật Đất đai năm 2013
Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà... Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị Nghị định 11/2013/NĐ-CP Về quản lý đầu tư phát triển đô thị
Nghị quyết 134/2016/QH13 Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia Nghị quyết 134/2016/QH13 Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia
Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Nghị định 32/2015/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Luật đất đai năm 2003 Luật đất đai năm 2003