Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Xác định tỷ lệ thương tích để tố cáo hành vi hành hung người khác ?

22/03/2018 11:56
Câu hỏi:

Xác định tỷ lệ thương tích để tố cáo hành vi hành hung người khác ? Bố e bị 1 nhóm thanh niên khoảng 4 5 người say rượu hành hung phải nhập viện khâu 20 mũi ở môi ( rách đôi môi trên, sẽ để lại sẹo lớn) và lệch sống mũi, hiện chỉ xác định dc danh tính của 1 ng trong nhóm đó. Theo e biết thì bị hại phải xác nhận thương tật trên 11% thì các đối tượng hành hung mới bị truy cứu hình sự. Các luật trả lời giúp e tình trạng bố e như vậy thì xác định thương tật là bao nhiêu và nếu dưới 11% thì có tình tiết nào để đưa các đối tg hành hung kia vào mục truy cứu hình sự hay ko. Trước khi bị hành hung thì bố e còn bị các đối tượng kia lăng mạ bằng lời lẽ vô văn hóa, thô tục trong khi bố e sinh năm nay 60t còn các đối tượng hành hung chỉ từ 20t đến 35t.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Bảo Chính. Dựa trên các thông tin bạn cung cấp và các quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi gửi lời tư vấn đến bạn như sau:

Với trường hợp bố bạn bị hành hung, cần phải đi giám định thương tích để xác định tỷ lệ gây thưởng tích là bao nhiêu. Và cơ quan y tế mới có thể xác định chính xác tỉ lệ thương tích cho bố bạn và giấy xác định tỉ lệ thương tích là căn cứ để khởi kiện hành vi hành hung bố bạn của nhóm thanh niên đó. Tùy theo tỷ lệ thương tích mà xác định có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không:

Đối với trường hợp, tỷ lệ thương tích trên 11% nhóm thanh niên đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích theo căn cứ tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: …”

Bên cạnh đó, mà xác định tỉ lệ thương tích dưới 11%, nếu thuộc một trong các trường hợp theo khoản 1 điều này, thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội này. Đó là khi cơ quan điều tra căn cứ trên vết thương thực tế của bố bạn để xem xét có thể xác định theo khoản sau để làm căn cứ yêu cầu truy cứu cứu trách nhiệm hình sự về tội đó không ? Theo điểm c khoản 1 Điều 134:

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;”

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp trên nhóm thanh niên đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, những người gây thương tích cho bố bạn vẫn bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 5, nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể mức phạt như sau:

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

Với trường hợp này, bạn nên tố cáo sự việc để công an vào cuộc điều tra để tìm ra những đối tượng đã có hành vi hành hung bố bạn để có biện pháp chế tài xử lý và buộc phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bố bạn theo căn cứ tại khoản 1 Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.”

Theo căn cứ của điều luật, bạn có quyền yêu cầu bên xảy ra lỗi buộc bồi thường cho gia đình bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi về “Xác định tỷ lệ thương tích để tố cáo hành vi hành hung người khác ?” cho bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi để được giải đáp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

Trân trọng!

Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy
Nghị định 62/2012/NĐ-CP Quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ Nghị định 62/2012/NĐ-CP Quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ
Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo
Nghị định 02/2014/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc Nghị định 02/2014/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc
Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân
Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo
Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015
Nghị định 02/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ Nghị định 02/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ
Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại
Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Nghị định 220/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân Nghị định 220/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân
Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người
Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP
Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư
Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông