Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Căn cứ xây dựng bảng lương ngành xây lắp điện

08/08/2017 16:35
Câu hỏi:

Căn cứ xây dựng bảng lương ngành xây lắp điện. Công ty tôi là Công ty CP Xây Lắp Điện bao gồm BPQL và BPSX. Tiền lương theo thang bảng lương, tối thiểu là 3.750.000 * 1.7 = 4.012.500 đ/tháng. PC Chức Vụ: GD: 0.5; PGD: 0.4; TP 0.3, PP 0.2
Về vấn đề tiền tăng ca và nguy hiểm độc hại chúng tôi chưa thể xử lý cụ thể do:
- Đặc thù Ngành nghề xây lắp điện thường công việc rãi khắp nơi, khắp các tỉnh , thành phố từ Nam ra Bắc vì vậy:
1. Nhân công trực tiếp và cán bộ kỹ thuật buộc phải phục vụ công trình cả tháng, ngày công từ 27--->31 ngày. Không thể về nhà mỗi ngày và T7, CN chỉ được về nhân dịp Lễ. Thường ngành nghề xây lắp điện phải nối điện vào các ngày T7 CN vì phải cúp điện ngày đó mới ko ảnh hưởng đến Sinh hoạt và SXKD của nhiều ngành nghề khác.
2. Lương hàng tháng thường là Lương ứng , đến cuối năm mới có sản lượng để phân chia Lương khối lượng. Sau khi trừ ứng lương hàng tháng, phần còn lại cuối năm nhân công sẽ nhận hết sản lượng làm trong năm.
Nếu làm theo quy định 26 ngày và từ ngày 27 ---> ngày 31 phải thanh toán tiền tăng ca thì ko phù hợp so với ngành nghề đặc thù của cty chúng tôi.
Như vậy, xin luật sư góp ý xây dựng lương tăng ca và tiền độc hại để công ty chúng tôi làm đúng luật đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ.
Người gửi: Hoàng Thái Tú - Công ty CP Xây Lắp Điện

Trả lời:

Cảm ơn bạn Hoàng Thái Tú đã gửi câu hỏi xin tư vấn về cho công ty Luật Bảo Chính, với thắc mắc của bạn chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn như sau:

Bạn muốn chúng tôi góp ý về xây dựng lương tăng ca và cả tiền độc hại để công ty bạn làm cho đúng luật. Về vấn để này, bạn cần căn cứ những điều luật dưới đây, để đưa ra mức lương phù hợp với tình hình thực tế công ty bạn:

- Về lương tăng ca, làm thêm giờ:
Theo quy định tại Điều 97 Luật Lao động 2012 về Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

Theo quy định tại Điều 100. Tạm ứng tiền lương

1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.

2. Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.”

Về chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày”.

Ngoài ra, Theo quy định tại điều 141 Luật Lao động 2012 quy định:

Điều 141. Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại

Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Căn cứ xây dựng bảng lương ngành xây lắp điện” của bạn. Nếu bạn vẫn chưa thể xây dựng được bảng lương cho người lao động, bạn có thể gửi thông tin về cho chúng tôi đầy đủ và gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất.

Trân trọng!
Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 Quy định chi tiết điều 54 của Bộ luật Lao động về cấp phép cho thuê lại lao động Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 Quy định chi tiết điều 54 của Bộ luật Lao động về cấp phép cho thuê lại lao động
Nghị định 75/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam Nghị định 75/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 83/2006/NĐ-CP Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước Nghị định 83/2006/NĐ-CP Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước
Nghị định 01/2016/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam Nghị định 01/2016/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam
Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014
Nghị định 158/2007/NĐ-CP Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức Nghị định 158/2007/NĐ-CP Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm Nghị định 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm
Nghị định 28/2014/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam Nghị định 28/2014/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
Nghị định 30/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp Nghị định 30/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Thông tư 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Thông tư 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu
Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Nghị định 33/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân Nghị định 33/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức
Thông tư số: 19/2016/TT-BYT Hướng dẫn Vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động Thông tư số: 19/2016/TT-BYT Hướng dẫn Vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
Nghị định 09/2015/NĐ_CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 09/2015/NĐ_CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh
Nghị định 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam Nghị định 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam