Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Các vấn đề về Trợ cấp thôi việc và Bảo hiểm thất nghiệp

05/04/2018 09:27
Câu hỏi:

Các vấn đề về Trợ cấp thôi việc và Bảo hiểm thất nghiệp ?
1. Trợ cấp thôi việc của tôi thì được tính như thế nào và sau bao lâu từ khi chấm dứt HĐLĐ, tôi sẽ được nhận khoản trợ cấp này?
2. Ví dụ: Ngày 1/4/2018, tôi viết đơn xin nghỉ việc bắt đầu từ ngày 20/5/2018 (theo đúng quy định là tối thiểu 45 ngày), đến ngày 21/5/2018 tôi hoàn toàn có quyền đi làm ở cơ quan mới. Tuy nhiên, bảo hiểm thất nghiệp có quy định là trong thời hạn 3 tháng phải đi đăng ký ở các trung tâm để được hưởng bảo hiểm này. Vậy tôi thắc mắc là nếu tôi đã tìm được công việc mới trong vòng 3 tháng sau khi nghỉ việc thì tôi có còn được nhận khoản bảo hiểm thất nghiệp này nữa không. Nếu không nhận được thì khi tôi đi làm ở cơ quan mới, sau này bảo hiểm thất nghiệp của tôi có được cộng dồn hay không?

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu những văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực Luật lao động, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

  1. Trợ cấp thôi việc được tính căn cứ theo điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về trợ cấp thôi việc :

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

Dựa trên căn cứ tại khoản 2 điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời hạn chi trả trợ cấp thôi việc:

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, công ty có nghĩa vụ thanh toán trợ cấp thôi việc và trả lại sổ Bảo hiểm xã hội cho bạn trong thời hạn 07 ngày làm việc, trong trường hợp đặc biệt khó khăn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

  1. Sau khi bạn chấm dứt HĐLĐ với công ty cũ, điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp căn cứ tại Điều 49 Luật việc làm 2013 về Điều kiện để người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

….

Do đó, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn phải có đầy đủ các điều kiện: đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trong thời hạn 24 tháng làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa có việc làm, đã gửi hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Yếu tố chưa có việc làm được xác định: Chưa tham gia ký kết bất kỳ hợp đồng lao động nào dưới bất kỳ hình thức nào, không có thu nhập, không xác lập quan hệ lao động với bất kỳ chủ thể nào và hàng tháng vẫn thông báo về tình trạng không tìm kiếm việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm.

Với trường hợp của bạn, về yếu tố thời gian đóng bạn chưa cung cấp nhưng nếu bạn thỏa mãn điều kiện đóng từ đủ 12 tháng nhưng sau khi nghỉ việc ở nơi làm việc cũ mà bạn đã được nhận vào làm một công viêc mới, thì bạn sẽ không được chi trả trợ cấp thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm ở nơi làm việc cũ sẽ được cộng dồn khi bạn đi làm ở cơ quan mới cùng với các chế độ Bảo hiễm khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi về Các vấn đề về Trợ cấp thôi việc và Bảo hiểm thất nghiệp cho bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi để được giải đáp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

Trân trọng!

Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 28/2014/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam Nghị định 28/2014/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Nghị định 43/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 10 Luật công đoàn Nghị định 43/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 10 Luật công đoàn
Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH
Nghị định 118/2006/NĐ-CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức Chính phủ Nghị định 118/2006/NĐ-CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức Chính phủ
Nghị định 162/2006/NĐ-CP Về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước Nghị định 162/2006/NĐ-CP Về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước
Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của ND 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của ND 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài
Nghị định 112/2011/NĐ-CP Về công chức xã, phường, thị trấn Nghị định 112/2011/NĐ-CP Về công chức xã, phường, thị trấn
Nghị định 01/2016/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam Nghị định 01/2016/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam
Nghị định 92/2009/NĐ-CP Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Nghị định 92/2009/NĐ-CP Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ
Nghị định 76/2009/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định 76/2009/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 93/2010/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Nghị định 93/2010/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Nghị định 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam Nghị định 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 18/2010/NĐ-CP Về đào tạo, bồi dưỡng công chức Nghị định 18/2010/NĐ-CP Về đào tạo, bồi dưỡng công chức
Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức
Thông tư số: 19/2016/TT-BYT Hướng dẫn Vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động Thông tư số: 19/2016/TT-BYT Hướng dẫn Vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
Nghị định số 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác Nghị định số 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác
Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức