Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

19006281

Rút vốn trong trường hợp bị lừa dối góp vốn vào công ty

15/09/2017 17:13
Câu hỏi:

Rút vốn trong trường hợp bị lừa dối góp vốn vào công ty ? Hiện nay tôi đang thực hiện góp vốn với một doanh nghiệp với số vốn là 150 triệu đồng. Các giấy tờ khi ký kết của chúng tôi gồm có: + Hợp đồng góp vốn có chữ ký 2 bên và dấu công ty (chưa được công chứng) + Sao kê chuyển tiền của tôi vào tài khoản giám đốc công ty do ngân hàng cung cấp. Vì chưa tìm hiểu kỹ càng, nên sau khi chuyển tiền mới biết vốn điều lệ của công ty là 300 tr. Nhưng chúng tôi thỏa thuận tôi chỉ chiếm 8% lợi tức công ty. Đây cũng là lỗi của tôi do thiếu kinh nghiệm và kiến thức. Hiện tôi muốn hỏi:
1. Việc tôi đóng 150 tr chiếm 50% vốn điều lệ công ty, nhưng khi thỏa thuận tôi chỉ chiếm 8%. Điều này có gì sai với luật doanh nghiệp hay không?
2. Nếu họ không cấp giấy chứng nhận cổ phần cho tôi, thì phía họ có vi phạm gì không, và phía tôi có gặp bất lợi như thế nào?
3. Tôi muốn rút lại vốn, chỉ với những giấy tờ như trên, liệu có đủ giá trị giúp tôi được sự bảo vệ của pháp luật. Nếu họ không, hoặc trì hoãn trả vốn cho tôi. Họ có thể bị xử lý như thế nào?

Trả lời:
Công ty Luật Bảo Chính sẽ tư vấn cho bạn với những vướng mắc bạn đang gặp như sau:

- Về quy định phần vốn góp, theo quy định tại khoản 21 điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.”
Như vậy, theo quy định trên, tỷ lệ phần vốn góp sẽ căn cứ vào tỷ lệ phần vốn góp vào công ty với số vốn điều lệ. Với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, bạn đóng góp 150 triệu, như vậy bạn sẽ có tỷ lệ phần vốn góp là 50%. Nhưng trước đó, công ty đã thỏa thuận với bạn là số vốn góp đó chỉ chiếm 8% lợi tức và bạn không hề biết về số vốn điều lệ. Vậy công ty đã có dấu hiệu lừa dối bạn trong vấn đề này.

Với số vốn góp của bạn, bạn sẽ được hưởng 50% theo quy định của điều luật trên. Công ty thỏa thuận chỉ cho bạn hưởng 8% lợi tức là sai theo quy định của pháp luật.

Quy định về tỉ lệ lợi nhuận theo số vốn góp:

- Nếu công ty bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên thì căn cứ theo khoản 3 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên “được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.”

Phần vốn góp là “tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặccam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh” căn cứ theo quy định tại Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp. Như vậy nếu công ty bạn là công ty TNHH 2 thành viên bạn sẽ được hưởng 50% lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp vào công ty.

Trường hợp công ty bạn là công ty Cổ phần, thì căn cứ vào khoản 3 điều 132 về trả cổ tức quy định:

3. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và có thể được chi trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của cổ đông.

Như vậy, sẽ căn cứ vào điều lệ công ty sẽ quy định về tỉ lệ phẩn trăm lợi nhuận bạn được hưởng là bao nhiêu.
Về việc cấp giấy chứng nhận cổ phần:

Với thông tin bạn hỏi về giấy chứng nhận công ty cổ phần nên có thể hiểu công ty bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn (phần vốn góp) hoặc là công ty cổ phần(cổ phần).

Đối với công ty cổ phần, về Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần thì chính là cổ phiếu theo quy định của khoản 1 điều 120 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về cổ phiếu:

1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. ……………………………….”

Theo quy định trên Luật không bắt buộc phải lập cổ phiếu. Cổ phiếu không làm ảnh hưởng gì đến quyền lợi của bạn và quan trọng đó là trong điều lệ công ty đã có tên bạn là một cổ đông sáng lập của công ty. Việc có giấy chứng nhận cổ phần không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Về công ty trách nhiệm hữu hạn:

Tại Khoản 5 Điều 48 Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định về việc thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp:

“5. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp……………………

Theo quy định trên thì công ty bạn phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho bạn tại thời điểm bạn góp đủ vốn vào công ty. Từ ngày bạn góp đủ vốn vào công ty mà chưa nhận được giấy chứng nhận phần vốn góp thì công ty có thể bị phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 2 và Điểm d Khoản 3 Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 như sau:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

d) Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này”

Như vậy công ty có thể bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng và bị buộc phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho bạn theo đúng quy định của pháp luật.
- Về việc rút vốn trong công ty cổ phần:

Theo quy định tại khoản 1 điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông:

1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.

Như vậy, đối với người góp vốn vào thành lập công ty sẽ được gọi là cổ đông hoặc người góp vốn trong công ty và sẽ không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty. Tuy nhiên, trong quá trình góp vốn, công ty đã thỏa thuận lừa dối bạn về số vốn góp vào công ty nên bạn có thể cứ vào việc này để xin rút vốn ra khỏi công ty. Theo quy định tại điều 127 về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép:

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó…”

Theo quy định tại điều 131 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

…”

Như vậy, nếu như giữa bạn và công ty có văn bản thỏa thuận về số vốn góp vào công ty thì bạn có quyền yêu cầu tòa án tuyên giao dịch dân sự vô hiệu và công ty sẽ phải hoàn trả cho bạn số vốn góp đó. Trường hợp nếu như không có văn bản thỏa thuận, bạn cần chứng minh được việc lừa dối của công ty với bạn và khởi kiện hoặc tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi về “Rút vốn trong trường hợp bị lừa dối góp vốn vào công ty ?”, cho bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi để được giải đáp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

Trân trọng!

Nghị định 115/2014/NĐ-CP Quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước Nghị định 115/2014/NĐ-CP Quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước
Nghị định 93/2015/NĐ-CP Về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh Nghị định 93/2015/NĐ-CP Về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh
Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định của Luật phá sản năm 2014 Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định của Luật phá sản năm 2014
Nghị định 83/2014/NĐ-CP Về kinh doanh xăng dầu Nghị định 83/2014/NĐ-CP Về kinh doanh xăng dầu
Nghị định 63/2015/NĐ-CP Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu Nghị định 63/2015/NĐ-CP Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Nghị định 30/2007/NĐ-CP ngày 01/03/2007 Về kinh doanh xổ số. Nghị định 30/2007/NĐ-CP ngày 01/03/2007 Về kinh doanh xổ số.
Nghị định 26/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số Nghị định 26/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
Nghị định 94/2012 Về sản xuất, kinh doanh rượu Nghị định 94/2012 Về sản xuất, kinh doanh rượu
Nghị định 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại Nghị định 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
Nghị định 77/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế Nghị định 77/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế
Nghị định 46/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng Nghị định 46/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng
Nghị định 52/2013/NĐ-CP Về thương mại điện tử Nghị định 52/2013/NĐ-CP Về thương mại điện tử
Nghị định 89/2006/NĐ-CP Về nhãn hàng hóa Nghị định 89/2006/NĐ-CP Về nhãn hàng hóa
Nghị định 90/2011/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nghị định 90/2011/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Nghị định 53/2016/NĐ-CP Quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước Nghị định 53/2016/NĐ-CP Quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước
Nghị định 57/2014/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của tồng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước Nghị định 57/2014/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của tồng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2009 Quy định điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2009 Quy định điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Nghị định 173/2007/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải Nghị định 173/2007/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải
Nghị định 22/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản Nghị định 22/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
Nghị định 55/2012/NĐ-CP Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập Nghị định 55/2012/NĐ-CP Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập