Trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam
07/04/2017 11:01Xin chào luật sư! Trường hợp của tôi như sau, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Trong lúc tôi ngồi uống rượu với bạn có một thanh niên vào kiếm chuyện và đánh tôi trước. Tôi tức giận đi ra ngoài thì thấy con dao, sau đó tôi có chém thanh niên đó vài nhát. Thanh niên đó làm đơn đơn lên cơ quan công an huyện. Giờ công an huyện mời tôi lên làm việc. Vậy tôi muốn hỏi nếu tôi lên thì tôi có bị tạm giam không? Nếu tôi không lên và bỏ đi nơi khác thì có bị truy nã không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:
Trước tiên bạn cần xác định cơ quan công an mời bạn lên làm việc dươi hình thức nào, có giấy triệu tập không? Nếu trường hợp có giấy triệu tập mà bạn không lên làm việc sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật. Khi bạn lên lấy lời khai, cơ quan điều tra không được phép áp dụng ngay biện pháp tạm giam với bạn. Biện pháp tạm giam chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hơp sau:
Điều 88. Tạm giam
"1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết. (Bộ luật tố tụng hình sự)".
Như vậy, nếu bạn chưa nhận được quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra không có quyền áp dụng biện pháp tạm giam với bạn. Theo đó, cơ quan điều tra sẽ có thẩm quyền triệu tập bạn để tiến hành lấy lời khai phục vụ cho quá trình điều tra vụ án.
Vấn đề truy nã được xác định được đặt ra trong trường hợp trong quá trình điều tra bạn có dấu hiệu của tội phạm mà bỏ trốn, Thủ trưởng cơ quan điều tra cơ quyền ra quyết định truy nã.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính về nội dung bạn đang thắc mắc. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để được giải đáp, hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.
Chúc bạn thành công!
Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia các vụ án hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.